Page 165 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 165
đình quan lại ở Huế theo cha mẹ vào Nam bộ; Rạch Giá; Sài Gòn và
lớn lên trong cuộc kháng chiến. Cô không từ chối bất cứ công tác nào,
cố gắng làm một cán bộ phụ nữ tốt mà còn học tập gần gũi; chan hòa
với đổng bào. Tôi cũng biết chồng của cô là đồng chí Hoa Lư, Tổng
biên tập báo “Chống xâm lăng” của Thành ủy thành phố Sài Gòn -
Chợ Lớn. Hai vỢ chồng sống rát hạnh phúc. Sau Hiệp định Genève,
cũng như nhiều đồng chí; bạn bè; hai vỢ chồng về công tác ở thành
phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Cô Diệu tham gia giảng dạy ở trường Đức
Trí, không chỉ nhằm giáo dục trẻ em thành người tốt, biết yêu lẽ phải;
yêu nước mà nhà trường còn là một nơi các cô có chỗ đứng để hoạt
động yêu nước. Cô Diệu cũng như chị Tú đểu tham gia lãnh đạo Hội
Phụ nữ Việt Nam và rất hăng hái tham gia ủy ban cứu tế nạn nhân
trong cuộc Diệm đàn áp Bình Xuyên. Sau đêm 9 tháng 7 năm 1955;
khám nhà không bắt được đồng chí Hoa Lư, kẻ thù bắt; tra tấn cô hết
sức dã man, giết cô chết rồi đem xác ném xuống một giếng cạn gẩn
một vườn cao su ở Thủ Đức trong khi cô đang mang thaik Tội ác dã
man của chính quyển Diệm đã không làm nhụt chí đấu tranh mà còn
khơi dậy một niểm tiếc thương vô hạn và một làn sóng căm thù Mỹ-
Diệm trong giáo giới; đồng bào, học sinh sinh viên ở Sài Gòn - chợ
Lớn, cả Nam bộ và lan ra cả nướC; làn sóng căm thù Mỹ-Diệm càng
thêm sôi động. Phong trào đấu tranh cứu tế nạn nhân hỏa hoạn kèm
theo đấu tranh lên án quyết liệt Mỹ-Diệm đã không bị dập tắt mà còn
từng bước mang ý thức chính trị và được phục hồi; củng cố.
Đón anh Ba Lê Duẩn vê' Sài Gòn, đến nay vẫn còn hồi hộp
Khi chia tay với anh Ba Lê Duẩn để từ Cà Mau trở về Sài Gòn, một
trong những việc cấp bách và đặc biệt hệ trọng của anh Mười là gấp
rút chuẩn bị cơ sở để đón anh Ba vể ở Sài Gòn. Việc này đích thần
anh chọn người và bàn bạc mọi việc. Đó là một đồng chí người Hoa
1. Có tài liệu ghi nhận, cô giáo Diệu bị địch bắt trong buổi sáng hôm sau, trên đường
đến trường Đức Trí và bị địch tra tấn, giết hại.
164 HỐI ỨC NGÔ THỊ HUỆ