Page 160 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 160
hai chị cùng tôi họp hội nghị Ban Phụ vận để phân công và triển khai
chỉ thị, nghị quyết của Khu ủy. Chúng tôi họp Ban Phụ vận vào giữa
tháng 12 năm 1954, tại một cơ sở của chị Chín Ráo. Chúng tôi tạm
thời phần công: tôi, Trưởng ban, phụ trách chung và chỉ đạo các tổ
chức hoạt động công khai, chị Chín Ráo, phụ trách đối tượng phụ nữ
lao động ở địa bàn dân cư. Tám Thanh, phụ trách khối nữ công nhân
lao động ở xí nghiệp. Ngoài ba chúng tôi, còn có các chị Nguyễn 'Ihị
Chơn*, Nguyễn Thị Diệu, Phạm Thị Nhiệm, Bùi Thị Nga, chị Mười
Lịch... Trong khi sắp xếp cán bộ cốt cán thâm nhập các tổ chức công
khai, tôi rất tránh lộ mặt, tiếp tục tổ chức cơ sở mật, xây dựng củng cố
chi bộ cơ sở các chợ, đường phố và các hộ. ở chợ Thiếc, chợ Thái Bình,
chợ Vườn Chuối..., nơi nào chúng tôi cũng có ba bốn cơ sở chí cốt,
sẵn sàng nuôi giấu cán bộ, hoặc tổ chức chi bộ đường phố như ở chợ
Vườn Chuối có chị Hai Gái, có cô Bảy Thảo, chị Ba Marie ở chợ Thiếc.
Mỗi lần đi qua xóm chợ Vườn Chuối, đường Richaud, nay là đường
Nguyễn Đình Chiểu, tôi nhớ nhiều gia đình đã chứa chấp^, bảo vệ tôi.
Không thể quên cô Bảy Thảo, vừa dạy học để sinh sống và che mắt
địch, vừa công tác quần chúng. Tôi nhớ có lần cô Bảy Thảo tận tình
chăm sóc tôi và cháu Hòa mới sinh. Tiếc rằng khu xóm này đông đảo
người lui tới nên tôi không ở lầu đưỢc. Ban cán sự vẫn cố gắng linh
hoạt tổ chức những cuộc họp mặt hàng tháng với các đổng chí cán bộ
chuyên trách .những đối tượng khác nhau. Một chuyện xảy ra đến nay
trên nửa thế kỷ, tôi vẫn còn nhớ như in. Hôm đó chúng tôi đang họp
ở trường Đức Trí (hiện nay vẫn tồn tại ở số 275 đường Nguyễn Trãi
Q.1), bất ngờ có một vị khách đến, anh Phạm Ngọc Thảo, chổng của
chị Phạm Thị Nhiệm, em ruột của giáo sư Phạm Thiểu. Khi anh xuất
hiện, mọi người đểu ngạc nhiên và rất mừng. Đồng chí Thảo nguyên
là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 410, chủ lực của Phân hên khu miển
Tây Nam bộ, được cán bộ chiến sĩ hết sức tin tưởng, quý mến. Không
1. Nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp, vỢ nhà cách mạng lão thành Trán Bạch Đằng
(BTV).
2. Trong sách này có nghĩa là nuôi giấu, đùm bọc cán bộ cách mạng (BTV).
Tiéng sóng bủa ghénh 159