Page 159 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 159
anh sẽ về sau theo quyết định của Khu ủy vào tháng 11 năm 1954; các
ủy viên cấp Khu, quận, sẽ đứng chân trong nội thành. Tôi ra Phụng
Hiệp, đi Cần Thơ để lên Sài Gòn. Do quán tính, bước lên xe, tôi đảo
mắt nhìn khách từng ghế. Không thấy có ai quen mà cũng chẳng thấy
có tay nào khả nghi, thường đeo kính đen. Hồi kháng chiến tôi đã có
bao chuyến đi về từ chiến khu vể thành phố, rồi từ thành phố về chiến
khu ở Bình Chánh, Đồng Tháp Mười. Không mấy chốc xe đã qua ngã
ba Trung Lương, rổi qua Tân An, cẩu Bến Lức, qua cầu Bình Điển.
Cảnh vật hai bên đường chưa đổi thay bao nhiêu. Hướng về Láng Le,
Bàu Cò, Vườn Xoài... bao kỷ niệm trong ký ức còn như in. Phút chốc
đã đến cầu Phú Lâm đây rồi, phố xá gần như chưa thay đổi, chỉ có
người trên đường phố, vỉa hè đông đảo hơn nhiểu, bà con không sống
nổi với bom đạn, càn quét từ xung quanh thành phố và các tỉnh lán
cận phải lánh nạn vể đây. Xuống bến xe ở chợ Sài Gòn tôi bình tĩnh
lên xe xích lô về nhà chị Ba Yêm'. Vẫn như cũ, không có thay đổi gì,
bước vào nhà như có hẹn trước, hai chị em, hai người đổng chí ôm
nhau, chưa nói nên lời. Nhìn chị, thấy ngay sức khỏe sút nhiều so với
hôm chia tay chị tại nhà này hồi năm 1949. Chuyện trò gán như suốt
đêm, không nghe chị thổ lộ những băn khoăn về Hiệp định Genève
mà chỉ bàn đến tình hình đối phó với thầng Mỹ, chắc chắn sẽ nguy
nan hơn thời thằng Pháp. Chị chia sẻ niềm vui của đồng bào trước
thắng lợi Điện Biên Phủ, với Hiệp định Genève hòa bình đưỢc vãn
hổi sau chín năm đau thương tang tóc tính từng ngày... Do sau mấy
ngày đường mệt mỏi và cũng có phần nghĩ ngợi tôi ngủ thiếp.
Gẩn cuối năm 1954, việc ăn ở đi lại đã tạm ổn, tôi tìm cách liên
lạc cô Tám Thanh và chị Ba Thi, Tám Thanh vừa sanh con được một
tháng, tình hình mẹ con chị Ba Thi cũng thấy yên tâm. Tôi bèn mời
1. MaiThịLựu (1900-?) quê ở Nghệ An, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm
1930, làm giao liên cho Xứ ủy Trung kỳ. Bà có hoạt động tại Bình Định, Lào và Sài
Gòn. Năm 1947, Phụ trách Hội Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1956,
tập két ra Bắc. Bà mất sau năm 1975 (Theo: Từ điển Sài G òn - TP. H C M , NXB Trẻ,
2008; trang 531).
158 HỔI ỨC NGỒ THỊ HUỆ