Page 161 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 161

chỉ có mặt bất ngờ; đồng chí Thảo còn mang đến phân phát cho mỗi
         người món quà cà rem. Suốt buổi gặp gỡ thân tình, đồng chí không
         nói lời nàO; chỉ thỉnh thoảng cười; biểu lộ sự đổng tình. Đến khi anh ra
         đi; nhìn dáng dáp thanh thản của anh, tôi không khỏi xúc động nghĩ
         trong những ngày sắp tới anh sẽ xông vào những trận chiến mới nguy
         nan không lường nổi^
            Lúc các cơ sở phát triển mạnh là lúc kể địch đánh hơi; ráo riết tìm
         cho đưỢc người lãnh đạo. Để tránh bị lộ; tôi luôn thay hình đổi dạng
         và liên tục dời hết chỗ này đến chỗ khác. Sau khi ở nhà bà Ba Yêm,

         tôi dời về nhà ông Tư Cao. ở  không được bao lâU; tôi và ú t Nhựt
         chuyển về nhà cậu Nghĩa (em chị Ba Yêm), ở phía sau Sở Chữa lửa.
         Để hợp thức hóa, đối phó với bên ngoài; tôi làm thợ may thêu. Nghe
         ngóng thấy cũng không yên, chúng tôi phải vể nhà cha mẹ chị Hai
         Gái, gần chợ Vườn Chuối; sau lại dọn qua nhà anh Tám ngân hàng, ở
         nhà ai tôi cũng tranh thủ dạy con cháu trong nhà may thêU; nên mọi
         người trong nhà ai cũng rất thích. Điều kiện công tác như vậy không
         cho phép mình được sơ hở, nên không nơi nào tôi ở quá lâu. Tình
         hình ngày càng căng; quân địch ruồng xét khắp nơi nhằm truy tìm
         cán bộ kháng chiến cũ nên chị Tám Lựu phải thuê một căn nhà trong
         hẻm đường Lacaze  (tức đường Nguyễn Tri Phương bầy giờ)  để tôi
         ở. Nhờ các cơ sở hết lòng bảo vệ; nên có những lúc rơi vào tình trạng
         rất nguy nan, tôi đều thoát. Mật thám tăng cường rình rập đêm ngày
         ở trường Đức Trí;  chúng tôi không mượn trường Đức Trí làm nơi
         hội họp, nhưng vẫn tiếp tục theo dõi sinh hoạt của trường và rất xúc
         động khi nghe kê’ chuyện học trò cứu thầy ở trường này như trường
         hỢp cô giáo Nguyễn Thị Diệu đang giảng bài; có một cháu lên mách
         nhỏ báo tin có tên công an tìm cô, nó đang ngồi chực ở văn phòng




            Tháng 5 năm 1965, ông Thảo định tổ chức lật đố Thiệu-Kỳ, nhưng bị lộ. Tháng 6
            năm 1965 ông bị bắt giam rồi giết hại. Xét công lao đặc biệt của ông trong kháng
            chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông được truy phong đại tá Qụân đội nhân dân
            Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Theo “Chung m ộ t  bóng cờ -
            NXB Chính trị quỗc gia - Hà Nội -1993, tr 93).


         160  HỔI ứ c  NGÔ THỊ HUỆ
   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166