Page 151 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 151
Tiếp theo Tuyên ngôn hòa bình tháng ba năm 1954, ngày mùng
một tháng năm năm 1954, quốc tế lao động, kẻ địch đểu biết rõ đó là
ngày truyển thống đấu tranh của công nhân, nông dân, trí thức, nhất
là giáo giới từ khi có Đảng cộng sản trên đất nước này, đã nổ ra biểu
tình lớn giữa trung tâm thành phố Sài Gòn đòi hòa bình, đòi chấm
dứt chiến tranh.
ở vùng tự do trong những tháng ngày này vô cùng rộn ràng, lòng
tôi náo nức với những tin chiến thắng dồn dập bay về, mắt được vui
thấy bà con sôi nổi cấy cày trên đồng ruộng, xuồng ghe táp nập ngược
xuôi trên sông rạch, không còn lo ngại máy bay địch bắn phá, ném
bom; nườm nượp ra vào buôn bán ở các thị xã, thị trấn các tỉnh miền
Tầy, lên xuống tận Đồng Tháp Mười, Sài Gòn... Nhất là những đêm
trăng thanh gió mát, xuôi theo dòng nước mênh mang, từ những
xuổng ghe lớn nhỏ đủ cỡ vang lên tiếng hò, giọng hát đối đáp, trêu
ghẹo giữa bên trai bên gái chưa hề quen biết nhau...
Sau năm mươi lăm (5 5) ngày đêm, tính từng ngày từng giờ chiến
đấu vô cùng ác liệt, bất chấp hy sinh gian khổ, quân ta toàn thắng
ở Điện Biên Phủ. Chiểu ngày bảy tháng năm năm 1954, tướng
Christian de Castries tổng chỉ huy tập đoàn cứ điểm và bộ tham mưu
của y ra hàng.
Tin thất trận cay đắng này ngay trong đêm đó đã bay đến Hà Nội,
Sài Gòn và trong ngày hôm sau được loan truyền đến nước Pháp và
trên toàn thế giới. Và cũng chính trong buổi sáng hôm đó, ngày tám
tháng năm năm 1954. Hội nghị Genève vể Đông Dương đưỢc khai
mạc. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dần chủ cộng hòa là Phó thủ
tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đổng.
Trên chiến trường Việt Nam, cả ở Lào và Campuchia đáu tranh
quân sự, công tác binh vận tiếp tục được duy trì và phát triển. Trận
tác chiến có tiếng vang rộng rãi và dội sang đến Pháp là trận đánh
kho bom Phú Thọ Hòa lần thứ hai đêm ba mươi mốt tháng năm rạng
mùng một tháng sáu năm 1954, đó là trận đánh xuất quỉ nhập thần
của một đội biệt động do Ba Huỳnh chỉ huy, đưỢc tặng thưởng Huân
150 HỒI ức NGÔ THỊ HUỆ