Page 150 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 150
sự phản tích: miển Tây có trận Nhựt Nguyệt trên sông Bảy Háp hồi
đầu tháng sáu, và lứiiểu trận tiếp theo đã giành lại thế chủ động, giặc
Pháp không còn dám mở thêm cuộc càn quét nào vào Bạc Liêu, vùng
căn cứ ư Minh; ở miền Đông với chiến thắng Kinh Bùi (Đồng Tháp
Mười) vào cuối tháng sáu và nhiểu trận tiếp theo ở chiến trường khác
đã mở ra cục diện mới khiến giặc rơi vào thế bị động đối phó.
Bước vào thu đông 1953-1954 tình hình chiến sự báo hiệu nhiều
chuyển động lớn sẽ bắt đầu từ chiến trường chính Bắc bộ. Giữa tháng
ba năm 1954 khi quân ta nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ giành thắng lợi giòn giã, qua báo, Đài phát thanh của ta
và thường ngày nhận được báo chí công khai từ Sài Gòn đưa vể, tôi
mừng thấy như có một sự hỢp đổng tuyệt đẹp giữa Điện Biên Phủ với
hậu phương cả nước trên mặt trận quần sự và trên mặt trận dư luận
từ vùng tự do đến vùng đô thị còn tạm bị chiếm. Các tờ báo tiến bộ ở
Sài Gòn mỗi ngày đểu có tin, bình luận ngay trang một trên nhiều cột
báo, bằng những tít chữ khổ lớn và hình ảnh từ chiến trường về bộ đội
Cụ Hồ đánh vào khu lòng chảo Điện Biên Phủ, nhiều trận pháo kích,
xáp lá cà làm hả lòng hả dạ đọc giả hướng về kháng chiến... Tôi rất
phấn khởi đưỢc đọc nguyên văn “Tuyên ngôn hòa bình của trí thức
Sài Gòn - Chợ Lớn” từ giữa tháng ba năm 1954... yêu cáu Quốc hội
cùng chính phủ Pháp ra lệnh cho quân đội viẽn chinh ngừng chiến ở
Đông Dương để có thế tiến tới một giải pháp hòa bình có lợi cho hai
dân tộc “Pháp Việt”. Trong danh sách những người ký tên bản tuyên
ngôn ngoài tên tuổi những nhân vật đã từng ký tên máy bản tuyên
bố hồi những năm 1947-1949 đòi chính phủ Pháp thương lượng với
chính phủ Hổ Chí Minh, còn có thêm nhiều vị nhân sĩ tên tuổi khác.
Tuyên ngôn hòa bình tháng ba năm 1954 được đăng toàn văn trên
báo Nhân Dân Trung ương và báo Nhân Dân miền Nam.
Tiếng súng Điện Biên Phủ như súng lệnh thúc giục các chiến
trường trong cả nước hợp đổng đẩy mạnh tiến công địch bẳng vũ khí,
bằng binh vận, bức phá đổn bót, mở rộng vùng tự do, vùng du kích
và các phong trào đấu tranh trong đô thị, nhất là ở trung tâm đầu não
của địch Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Tiéng sóng bủa ghénh 149