Page 75 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 75
Vũ TRỤ VÀ HOA SEN
trụ. Tương đối dễ dàng có được đại lượng này. Hiệu ứng
Doppler làm cho ánh sáng của một đối tượng đang chạy
ra xa chúng ta dịch chuyển về phía đỏ ti lệ với tốc độ chạy
ra xa của nó. Như vậy, chi cần phân tích ánh sáng của đối
tượng thành các thành phần màu của nó nhờ một kính
quang phổ, và đo độ dịch chuyển về phía đỏ của nó là ta
có thể tính được tốc độ dịch chuyển ra xa của đối tượng ấy.
Đối với đại lượng thứ hai, tức khoảng cách của đối tượng,
lại là một vấn đề hóc búa! Tuy nhiên, nó là thông tin rất
cần thiết, bởi đơn giản chỉ cần chia klioảng cách này cho
tốc độ của ánh sáng ta sẽ biết được lượng thời gian mà ta
có thể quay trở lại quá khứ của vũ trụ, tức là độ tuổi của vũ
trụ tương ứng với giá trị vận tốc dãn nở mà ta đã đo được.
Đo khoảng cách tới các cọc tiêu không phải là việc dễ
dàng. Thực tế, tất cả các thiên thể đều được chiếu lộn xộn
lên vòm trời, có vẻ là hai chiều. Điều này trông giống một
bức tranh rộng lớn mà họa sĩ đã quên hết mọi quy tắc về
phối cảnh. Công việc của nhà thiên văn học là khôi phục
lại chiều thứ ba: độ sâu của vũ trụ. Để xác định khoảng
cách của các cọc tiêu, nhà thiên văn học sẽ tiến hành như
một hoa tiêu, để đánh giá khoảng cách từ tàu vào bờ, anh
ta so sánh độ sáng biểu kiến của ngọn hải đăng với độ sáng
thực tế (hay còn gọi là độ sáng "nội tại") của nó, đó là độ
sáng mà người hoa tiêu thấy được nếu anh ta đứng ngay
ở chân hải đãng (độ sáng biểu kiến sẽ bằng độ sáng nội tại
chia cho bình phương của khoảng cách; nếu biết độ sáng
biểu kiến và độ sáng nội tại thì ta có thể tính toán được
7 8