Page 147 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 147
V ú T R Ụ V À H O A SEN
thần, mà lí trí con người cũng có thể lĩnh hội được. Họ
đã phóng cái nhìn tò mò và truy xét vào các chủ đề rất
khác nhau như cấu trúc của vũ trụ, thành phần của vật
chất, bản chất của thời gian, hình học và toán học, các hiện
tượng sinh học, khí tượng học và địa chất học. Thế nhưng,
họ vẫn còn chưa biết tới klaái niệm định luật tự nhiên như
chúng ta nhận thức hiện nay. Aristotle giải thích hành vi
của một hệ tự nhiên không phải theo các định luật mà
theo mục đích. Theo ông, một hệ thống vật lí, cũng như
một cơ thể sống, đều có hành vi mang tính mục đích, tức
là nó được dẫn dắt theo cách để đạt được một mục đích
nhất định. Triết gia này đã xây dựng một hệ thống nhân
quả rất kì công và phân biệt bốn loại nguyên nhân khác
nhau. Chẳng hạn, để trả lời cho câu hỏi; "Tại sao trời lại
mưa?", ông không trả lời một cách đơn giản là do không
khí khi hóa lạnh sẽ gây ra sự ngưng tụ hơi nước trong khí
quyển thành các giọt li ti rơi xuống mặt đất, dưới tác dụng
của trọng lực như một nhcà khí tượng học hiện đại; ông
phân biệt ra nguyên nhân vật chất tạo ra các hạt nước,
nguyên nhân hiệu quả làm cho hơi nước ngưng tụ thành
giọt mưa, và nguyên nhân hình thức làm cho các giọt
nước rơi xuống đất. Nhưng thay vì viện dẫn tới lực hấp
dẫn của Trái Đất làm các hạt mưa rơi, Aristotle đã viện đến
tính mục đích: các giọt mưa rơi xuống đất bởi vì cây cối,
động vật và con người cần tới nước để sinh sống và tăng
trưởng, ông quan tâm tới câu hỏi "vì sao" chứ không phải
câu hỏi "thế nào" về mọi sự vật. Với ông, các định luật vật
152