Page 142 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 142
Tôi nghiên cứu gì: Khoa học ở mọi trạng thái của nó
lạnh lùng và khách quan. Tuy nhiên, dù là một nhà khoa
học nhung tôi vẫn nhạy cảm với cái đẹp và sự hài hòa của
thiên nhiên như một nhà thơ hay một họa sĩ. Trong công
việc, ngoài những suy ngẫm, cân nhắc ở cấp độ lí trí ra,
tôi vẫn thường để mình bị dẫn dắt bởi những suy ngẫm
mĩ học. Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học
hoàn toàn klaông có xúc cảm là hết sức sai lầm. Con người
luôn có lí trí và tình cảm, và nhà khoa học, cũng như bất
kì ai, không thể tách rời những cảm xúc của mình ra khỏi
lí trí khi tìm cách đối thoại với tự nhiên. Các nhà bác học
vĩ đại nhất cũng đều đưa ra ý kiến rỏ ràng về vai trò của
cái đẹp đối với klroa học. Chẳng hạn, nhà toán học người
Pháp Henri Poincaré đã nói: "Nhà khoa học không nghiên
cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì
tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui
sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp, nó
sẽ không đáng để nghiên cứu, và cuộc đời cũng sẽ không
đáng sống." Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Đối với
tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì
nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của
thế giới.
Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính
là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng
ta và làm chúng ta choáng ngợp. Như Mặt Trời kliông phải
chỉ là nguồn sống, là ánh sáng và năng lượng; nó còn là
nguồn của sự lộng lẫy và kinh ngạc. Khi đùa giỡn với bụi
nước, với các phân tử khí và các tinh thể băng, khi phản xạ
M7