Page 140 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 140

Tôi nghiên cứu gì:  Khoa học ở mọi trạng thái của nó


     kính thiên văn. Tùy theo cấu trúc nguyên tử của vật chất
     mà nó tương tác, ánh sáng bị hấp thụ ở một số năng lượng
     rất xác định. Do vậy, khi ta nhận được quang phổ của ánh
     sáng phát ra từ một ngôi sao hay một thiên hà - nói cách
     klaác,  nếu  ta  phân  tích  nó  nhờ một lăng kính  thành  các
     thành phần năng lượng hay màu khác nhau - ta sẽ  thấy
     phổ này không liên tục mà bị băm thành nhiều vạch hấp
     thụ, tương ứng với các năng lượng bị các nguyên tử hấp
     thụ. Sự sắp xếp của các vạch này không phải ngẫu nhiên,
     mà phản ánh một cách trung thực sự sắp xếp các quỹ đạo
     của các electron trong các nguyên tử vật chất. Sự sắp xếp
     này là duy nhất đối với mỗi nguyên tố. Nó tạo thành một
     kiểu vừn tay hay thẻ căn cước của nguyên tố hóa học, cho
     phép nhà thiên vãn nhận ra ngay một cách chính xác. Ánh
     sáng đã cho ta biết thành phần hóa học của vũ trụ như thế
     đấy.
         Ánh sáng cũng cho phép nghiên cứu sự chuyển động
     của các hành tinh.  Bởi không gì là bất động trên bầu trời.
     Lực hấp dẫn làm cho mọi cấu trúc của vũ trụ - các ngôi sao,
     thiên hà, đám thiên hà... - hút và "rơi vào" nhau. Chuyển
     động rơi này cộng với chuyển động dãn nở chung của vũ
     trụ, tất cả đều là chuyển động và thay đổi. Quan điểm bầu
     trời là bất động của Aristotle thực sự đã chết từ lâu. Sở dĩ
     chúng ta không nhận ra các chuyển động náo nhiệt này
     bởi các tinh tú ở quá xa mà cuộc đời con người lại quá ngắn
     ngủi.  Cũng chính ánh sáng đã  phát lộ cho chúng ta biết
     về tính vô thường này của vũ trụ. Nó đổi màu khi nguồn


                                                        M5
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145