Page 107 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 107

vũ TRỤ VÀ HOA SEN


            quan sát được thực hiện qua kính  thiên văn không gian
            Hubble,  và  với  sự cộng  tác  của  một  đồng nghiệp  người
            Ucraina tên là louri Izotov, tôi đã phát hiện được thiên hà
            trẻ nhất từng được biết tới trong vũ trụ. Nó được đặt tên là
            I Zwichky 18, khoảng 1 tỉ năm tuổi, và thực sự là một thiên
            hà sơ sinh!
                Việc  nghiên  cứu  các  thiên  hà  này liên  quan  tới  một
            vấn đề lớn khác của vật lí thiên văn mà tôi phải đối mặt:
            đó là vật chất tối. Như tôi đã nói, vật chất sáng của các ngôi
            sao và các thiên hà chỉ chiếm 0,5% thành phần của vũ trụ.
            Chúng ta đang sống trong một vũ trụ kiểu tảng băng trôi
            với 95% kliối lượng của nó chúng ta kliông nhìn thấy được.
            Sau khi cơn sửng sốt đã qua, chúng ta cần phải bình tĩnh
            tìm hiểu kĩ hơn về thứ vật chất tối kì bí này. Bản chất của
            nó là gì? Liệu nó có được tạo ra  từ vật chất bình thường,
            tức là từ proton và nơtron, những hạt tạo nên con người,
            cánh hoa hồng hay bức tượng của Rodin hay không? Hay
            nó được tạo ra từ thứ vật chất ngoại lai mà chúng ta chưa
            hề biết tới? Hình thái của nó là như thế nào? Dưới dạng các
            hạt cơ bản hay các thiên thể ngoại lai như các lỗ đen, hoặc
            các ngôi sao bị thui chột?
               Thiếu ánh sáng, nhà thiên văn thực sự như ở trong...
           hóng tối. May thay, thiên nhiên đã cho chúng ta một công
            cụ để đo lượng vật chất thông thường của vũ trụ, và công
           cụ này có liên quan đến các thiên hà sơ sinh, cần biết rằng
            trong ba phút đầu tiên sau Big Bang, các viên gạch của vật
           chất  thông  thường là  các  proton và  nơtron  (mà  người ta


            1 io
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112