Page 42 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 42

Sĩ Nhiếp còn là học giả lỗi lạc,  học vấn sâu rộng,  ham học thư
       truyện và Xuân  Thu  Tả  Thị  truyện  lại  càng tinh vi.  Sách  Thượng
       Thư thì nghĩa lớn kim cổ đều hiểu rõ ràng,  đầy đủ.
             Giới  sĩ  phu  nước  ta  xưa  rất tôn  sùng Sĩ  Nhiếp,  thường  gọi  là
       Sĩ  vương,  cho  rằng  nước  ta  có  văn  hoá  khởi  đầu  từ  ông  này,  tôn
       ông  là  Nam  Giao  học  tố’.  Xét  điều  này  không  đúng  hẳn.  Từ  ngày
       thuộc  Triệu,  thuộc  Tây  Hán,  chữ  Hán  đã  được  truyền  bá  sang  ta
       rồi.  Trước  thời  Sĩ  Nhiếp,  dân  ta  đã  có  những  người  học  hành,  thi
       đỗ hiếu  liêm,  mậu  tài.  Có  sự kiện  Sĩ  Nhiếp  có  công  mở  mang việc
       giáo  dục  rộng rãi  trong xứ ta,  đã  đưa  một sô" “thầy  đồ”  người  Hoa
       sang  dạy  chữ  Hán.  Tiếng  Hán-  Việt  (người  nước  ta  đọc  chữ  Hán)
       gần giốhg với tiếng người Quảng Tín thuộc Quảng Tây,  quê hương
       Sĩ  Nhiếp,  đọc  chữ  Hán.  Lòi  sử  gia  Ngô  Sĩ  Liên  nói:  Nước  ta  được
       thông thi thư,  tập lễ nhạc,  làm  một nước văn hiến là bắt đầu từ Sĩ
       vương, e quá đáng phần nào.
             Sĩ  Nhiếp  là  quan  cai  trị  giỏi,  ồng và các  em  ông  có công  giữ
       gìn an ninh Giao  Châu  ta cuối đòi Đông Hán,  trong khi tại Trung
       Quô"c  giặc  cướp  nổi  lên  khắp  bô"n  phương,  triều  đình  không  có  uy
       quyền  ra  đến  ngoài,  thiên  hạ  chỗ  nào  cũng  loạn,  ông  là  vị  quan
       tương đôi tô"t.  Ngô Sĩ Liên, trong ĐVSKTT, chép các năm  187,  226,
       thời  ông  cai  trị  xứ  ta  là Kỷ  Sĩ  vương.  Nhưng  tiếc  thay,  Sĩ  Nhiếp
       không phải  là  quan  thanh  liêm.  Như  nói  ở  trên,  ông  có  đòi  sông
       rất  đê  vương,  lại  công  hiến  nhà  Hán  trước,  nhà  Ngô  sau,  rất  hậu
       hĩ.  Nếu  không bóp  nặn,  bòn  mót  nhiều của cải  của  dân  ta  thì  của
       cải ấy lấy  đâu  ra.  Cũng như mọi  quan  người  Hán  khác,  ông đã  vơ
       vét  nhiều  của  dân  ta,  nhưng  có  lẽ  không  quá  thậm  tệ  lắm,  nên
       không bị  oán  ghét.  Do  cai  trị  luôn  trong  nhiều  năm,  tích  luỹ  lại,
       nên có được nhiều.
             Năm  226,  Sĩ  Nhiếp  khuất,  hưởng thọ  90  tuổi,  cai  trị  xứ  ta
       40  năm.  Tại  xã  Tam  Á,  phủ  Thuận  Thành  (Bắc  Ninh)  có  phần
       mộ  và  đền  thờ.  Tại  xã  Lũng  Triều  huyện  Gia  Bình,  Bắc  Ninh
       cũng có đền thờ.
             Vua  Trần  Nhân  Tông  phong  làm  Thiên  cảm  Gia  ứng  Linh
       Vũ đại vương.

                                   KỶ THUỘC  NGÔ

             Năm  220,  nhà  Đông Hán  mất ngôi,  Trung Quốc  phân ra  làm
       ba  nước:  Bắc  Nguy,  Tây Thục  và  Đông Ngô.  Đất  Giao  Chỉ  bấy  giờ
       thuộc về Đông Ngô. Nhà Ngô trị nước từ năm 222 đến năm 280.

       42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47