Page 66 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 66
68 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
miền nam bán đảo Liêu Đông, bao gồm cả Lữ Thuận và Đại
Liên. Người Nga hy vọng một lần nữa cho thuê số cửa cảng
này cùng với các khu vưc xung quanh, ôn g ta còn hy vọng
cho thuê tuyến đường sắt từ Đại Liên đến Cáp Nhĩ Tân, tây
bắc tới Mãn Châu Lý, hướng đông tới Vladivostok”. Trên thực
tế, năm 1945 Liên Xô đã ký với chính phủ Quốc dân Đảng của
Tưởng Giới Thạch hiệp định quy định Liên Xô có quyền tự do
hưởng lợi ích ở Đại Liên.
Ngày 14-9, Lư Hán đến Hà Nội. Ngày 20-10,15 sư đoàn lính
Trung Quốc đã thay thế quân Nhật trên toàn lãrứi thổ phía bắc
Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra trong bối cảnh quốc tế ấy.
Sĩ quan và binh lính Nhật bị tước khí giới và tập trung ở các
trại gần Hải Phòng, Đà Năng, trừ khoảng 3.000 người trong các
đội vận tải đường sắt, công búih được tiếp tục hoạt động dưới
sự kiểm soát của quân Lư Hán. Tháng 3-1946, ở miền Bắc,
khoảng 30.000 lính Nhật đã giải giáp được đưa về nước bằng 10
tàu biển. 189 người bị giữ lại tại Hải Phòng vì bị nghi là tội
phạm chiến tranh, 348 đào binh từ chối không trở về Nhật.
Có một câu chuyện hài hước như sau: Tại sân vận động
Vinh, một tiểu đoàn quân Tưởng tập hỢp để tiếp nhận sự đầu
hàng của một tiểu đoàn quân Nhật. Khi viên tiểu đoàn trưởng
Nhật hô quân lắp lê chỉnh đốn hàng ngũ thì cả tiểu đoàn quân
Tưởng ù té chạy. Hai ngày sau mới tổ chức lại buổi lễ.
ơ phía Nam, sau khi vào nam vĩ tuyến 16 tiếp nhận sự
đầu hàng của quân Nhật, Gracey, chỉ huy quân Anh, đã đòi
Nhật trao Decoux và đồng bọn cho quân đội Anh, dung túng
bọn Pháp khiêu khích, đồng thời thúc bách quân đội Nhật
tham gia tác chiến với quân Anh, Pháp chống phá phong trào
cách mạng. Bọn họ đã gây cho ta rủìững tổn thất ở cần Thơ,
Châu Đốc, Đà Lạt. về phía họ cũng chịu những thương vong.