Page 32 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 32
34 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Nguyễn Ánh tìm cách cầu viện Hà Lan nhưng d’Adran
khuyên nên cầu viện Hoàng đế nước Pháp, đổi lại chỉ cần
nhượng đảo Côn Lôn và cảng Đà Năng cho Pháp. Giống như kẻ
sắp chết đuối vớ được cọc, Nguyễn Ánh đã viết ngay một văn
thư lời lẽ thảm thiết gửi Louis XVI xin được 1.500 quân cứu
viện, chấp nhận nhượng cho Pháp cù lao Hàn, đảo Côn Lôn,
độc quyền tự do buôn bán khắp nước Nam. Nguyễn Ánh giao
con đầu là hoàng tử cảnh theo d’Adran sang làm con tin, đồng
thời ủy quyền cho d’Adran ký kết các hiệp định với Pháp.
Tháng 1-1787, d’Adran về tới Pháp, đưa cảnh vào điện
Versailles ưiều bái vua Louis XVI. Kết quả thương thuyết là sự
ra đời Hiệp ước Versailles ký ngày 28-11-1787 giữa bá tước
De Montmorin - Bộ trưởng Ngoại giao đại diện Hoàng đế Pháp
và Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh. Ngay trong ngày, Bá
Đa Lộc còn được cử giữ chức Đặc ủy viên của Hoàng đế Pháp
bên cạnh Nguyễn Ánh, đóng vai trò như bộ trưởng chiến tranh
kiêm ngoại giao. Trước làn sóng cách mạng tư sản đang sôi sục,
Louis XVI không dám thực thi hiệp ước ủng hộ đế chính nhưng
đã phong cho d’Adran tước Quận công, tặng cho ông ta chiếc
hộp thuốc lá bằng vàng và chỉ cho d’Adran tới gặp Coway,
Toàn quyền Pondichery nhờ giúp đỡ. D’Adran đã vận động
các nhà buôn, kể cả gia đình góp được 15.000 quan mua chiếc
tàu La Meduse, 1.000 khẩu súng, chiêu mộ bọn lính đánh thuê
(kiểu lính lê dương), nhờ Coway cho mưỢn hai chiếc tàu buồm
chuyên chở tới Nam Kỳ. về theo tàu vào ngày 24-6-1789 có tên
Olivier Puymanel, còn gọi là đại tá Victor Olivier (tên này giữ
chức Tham mưu trưởng kiêm Chỉ huy trưởng pháo binh), Jean
Baptiste de Chaigneau (Khâm sai cai đội).
Dựa vào bọn đánh thuê nhà nghề, Nguyễn Ánh dần khôi
phục và phát triển lực lượng từ 1.500 người năm 1789 tăng lên