Page 27 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 27

Chương 1: HISAICHI TERAUCHI                                      29



         đảo chính Pháp ở Đông Dương đã được loan truyền ở Ausữalia

         từ  ngày  5-3-1945,  nhưng  ở  Đông  Dương,  Pháp  vẫn  tin  vào
         thiện  chí  của  Nhật.  Có nơi  Nhật tổ chức  một bữa  tiệc  mời  tất
         cả  các  quan  chức  quân  sự,  dân  sự Pháp  đến  dự.  Khi  các  “ông
         Tây,  bà  Đầm” hãnh  diện  với  lễ  phục  chỉnh  tề,  son  phấh  lòe
         loẹt tề  tựu  đông  đủ,  Nhật  đứng  lên  tuyên  bố “tất cả các ông,
         các  bà  đều  đã  trở  thành  tù  binh",  người  Pháp  mới  chưng

         hửng  lũ  lượt  run  rẩy  theo  Nhật  áp  tải  về  các  trại  tập  trung.
         Có  nơi  Nhật  đưa  xe  bánh  xích  chạy  lòng  vòng  quanh  đồn
         binh của  Pháp, quân lính trong đồn tưởng đại quân Nhật kéo
         tới vội vàng tháo chạy.

             Một số nơi đã diễn ra cuộc đọ súng giữa hai bên.
             ơ   Đồng  Đăng,  cuộc  chiến  bắt  đầu  từ  đêm  hôm  trước  cho
         đến chiều hôm sau,  Nhật chưa vào được đồn. Chỉ khi Solie, chỉ
         huy  trưởng của  đồn bị  giết,  Nhật mới  chiếm được  đồn.  ơ  Đạo
         quan binh  số 2,  cho  đến ngày  11-3,  đại  úy  Anosse  vẫn chỉ huy

         quân  chống  cự.  Khi  Nhật  tăng  quân  bắt  được  đồn  trưởng  đã
         buộc vào xe kéo lê trên đường để hả giận.
             ơ   Lạng  Sơn,  Nhật  tẫh  công  giết  tướng  Lemonier  và  rất
         nhiều sĩ quan binh lính Pháp. Kết thúc ưận đánh, Pháp chết 467

         người và  Nhật mất không ít hơn  (sau này,  khi  Nhật đầu hàng,
         người ta đã thành lập một tòa án “đặc biệt”, đưa đại tá Shishune
         của  Nhật và  hai  thuộc  cấp  là  đại  úy  Jmuda  và  Skamoto  ra  xét
         xử, kết án tử hình vì tội đã làm ô nhục nước Pháp!).
             Quân  đội  thuộc  địa  của  Pháp  cộng  với  hai  trung  đoàn
         (thành  phần  chính  gồm  lữ  đoàn  Viễn  Đông  và  một  phân  đội

         của  Sư  đoàn  thiết  giáp  số 2)  vừa  được  chính  quốc  phái  thêm
         sang  Đông  Dương  đã  hoàn  toàn  mất  sức  đề  kháng.  Ngay  từ
         phút  đầu,  Decoux  -  Toàn  quyền  Đông  Dương,  bị  giam  chặt
         trong dinh  tại Sài  Gòn.  Tướng Mordant,  nguyên Tổng tư lệnh
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32