Page 31 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 31
Chương 1: HISAICHI TERAUCHI 33
Buổi đầu, sau khi Alexandre de Rhodes dưới bộ áo thầy tu
đặt chân đến Nam Kỳ (năm 1624) và Bắc Kỳ (năm 1627)^ trong
sứ mệnh truyền đạo Thiên Chúa, công bố tại Lyon những công
trình liên quan đến vùng đất mà ông đến ưuyền đạo trong đó
có Việt Nam, Viện Hàn Lâm khoa học Pháp đã hình thành một
kế hoạch mang tên “ Vùng tam giác Á - Â ù' nhằm thực hiện ý
đồ hiện diện của Pháp tại Việt Nam. Năm 1660, Alexandre de
Rhodes chết tại Isphahan (Iran), cuộc vận động thành lập Công
ty Đông Ấn của Pháp theo gương Hà Lan và Arửi quôc bị bỏ dở
nhimg mối liên hệ Việt - Pháp không dứt. Nó được tiếp tục bởi
các giáo sĩ Pháp trong cái tổ chức gọi là "Liên hiệp bạn bè”.
Tháng 10-1777, Nguyễn Ánh, hậu duệ của Nguyễn Hoàng
ở Đàng Trong bị Tây Sơn đánh không còn mảnh giáp đã phải
vượt biển chạy và trú nhờ những người Hoa ở Hà Tiên. Tại
đây, Ánh đã gặp Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges
Pigneau de Behaine) nhờ che chở. Sau ba lần trở về hòng
chiếm lại Sài Gòn không thàrứi, Nguyễn Ánh tiếp tục sống lưu
vong, hết Cao Miên rồi Thái Lan ra tận hoang đảo Phú Quốc.
Một lần nữa, Nguyễn Ánh lại xin cha cả dang tay cứu vớt
(tháng 8-1783). Bá Đa Lộc đã thưc hiện một chuyến "buôn vua"
giống như Lã Bâl Vi thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Dựa vào
"Tu đạo Á châu” gồm những người Xiêm, Hoa, Nhật, Việt,
Miến do ông ta điều khiển, d’Adran đã quyên góp, nuôi
dưỡng cả một đội quân thất trận ngót 700 người gần như chết
đói của Nguyễn Ánh.
1. ơ thành phố Marseille phía nam nước Pháp hiện còn tâ'm bia kỷ niệm
những người Pháp đã chết đ Đông Dương từ năm 1624. Rất có thể đó là
những thành viên ữong đoàn truyền giáo của Alexandre de Rhodes.