Page 239 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 239
Chương 5:Đ'Ẽ LATTRE DE TASSIGNY 245
phát triển, lúc chiến dịch kết thúc, bọn phản động trỗi dậy đưa
giặc về cuốc hầm, lùng bắt cán bộ, du kích, nhiều đồng chí sa
vào tay giặc, ôn g Nguyễn Văn Trai ở Quảng Cư là một cán bộ
lão thành, kiên quyết bám cơ sở, giặc đến đã lặn xuống ao sen,
phủ kín lá, thở bằng thân cây sen cũng bị chúng chỉ điểm cho
giặc bắt, giam cầm, tra tăh đến chết trong ngục. Cơ sở nhiều
nơi mới được phục hồi lại bị tan vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên,
quần chúng phải bật ra vùng tự do. Người dân sống trong
vòng kìm kẹp của chúng khốn khổ trăm bề. Ruộng đâ't gần các
vị trí của chúng không được cày cẫy. Lúa chín chúng bắn pháo
bừa bãi không dám đi gặt, mỗi suất đinh phải dóng 10 đồng
Đông Dương một năm, mỗi mẫu ruộng phải nộp 7 đồng, ai
nuôi trâu bò, có nhà ngói mỗi năm phải nộp 1 thúng thóc,
hằng tháng phải nộp gạo thịt theo định lượng nuôi bọn hương
dũng. Chỉ riêng năm 1951 dân huyện Yên Lạc đã phải nộp 6
vạn cây tre, 14.250 đồng tiền Đông Dương. Địch còn đốt hết
nhà cửa, tịch thu tài sản của những người trong diện "tình nghỉ’,
bằng mọi cách cắt đứt con đường liên lạc giữa cán bộ, đảng
viên với quần chúng.
ở Khu 3, ngày 24-4-1951 Pháp đưa 12 tiểu đoàn bộ binh
phối hỢp với chiến hạm phong tỏa từ biển càn quét Hải Dương,
chiếm đóng Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang; nối tiếp cuộc hành
quân Meduse kéo dài 12 ngày là cuộc hành quân Reptile mở
ngày 9-5-1951 tảo thanh Kẻ Sặt. Ngày 10-5-1951, chúng mở cuộc
hành quân Citron và Mandarine bình định Thái Bình, bắt tất cả
thanh niên về tỉnh lỵ để thanh lọc.
Thưc hiện chức năng Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh, De Lattre
de Tassigny coi một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông
là trực tiếp chỉ huy lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp.