Page 244 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 244
250 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIÊN TRƯỜNG..
đảo nh ư De Lattre. Khi âỵ “vua Jearí' sở hữu sự oai vệ, ngạo
mạn của một vương quyền. Chính phong thái chiếm lĩnh, tước
đoạt, kiêu hãnh và luôn luôn giành giật hào quang đã khiến De
Lattre trước mỗi ưận đánh đều họp báo, lên đài phát thanh
thách thức rồi ngay sau đó tung hết danh dự, vinh quang, sự
nghiệp lẫn vỢ con vào chiến trường. Chiến tranh với De Lattre
là một áp phe cá nhân”.
Người ta mô tả nếu như lâm vào tình thế khó khăn như
Navarre ở Điện Biên, ông ta sẽ không ngần ngại rút 12 tiểu
đoàn đưỢc coi là món tiền đặt cọc của một canh bạc, tung
chúng vào hậu phương Việt Minh xung quanh Hà Nội rồi bắc
loa tuyên truyền “đã chơi Việt Minh một cú đích đáng .
Nhưng tài năng, tính cách “dám làm” của ông ta tích lũy
suốt cuộc đời binh nghiệp đã không giúp ông ta thay đổi được
cuc diện cuộc giao tranh trên các chiến trường mà ở đó ông ta
đóng vai trò trực tiếp điều binh, khiển tướng như một tư lệnh
chiến trường, ông ta càng không thay đổi được tương quan
lực lượng và xu thế tâd yếu của cuộc chiến tranh ở Việt Nam
trên cương vị một Cao ủy nước Pháp và Tổng tư lệnh quân đội
viễn chinh.
Dựa vào đôla Mỹ, uy thế của De Lattre không ngừng tăng.
Người ta nói chỉ có De Lattre là dám nổi giận thúc ép các bộ,
ngành của Chính phủ Pháp, buộc họ phải thỏa mãn những
nhu cầu của ông ta, nếu không ông ta hét to vang động cả đến
nước Mỹ, song cuôl cùng cuộc thập tư chinh do De Lattre đề
xướng đã thât bại như cuộc thập tự chinh mà người ta xúi giục
trẻ em Pháp - Đức lao vào và cuộc thập tự chinh của ba vua
Prederik (Đức), Richards (Anh) và Phillipe (Pháp) vào các năm
1189 -1192.