Page 241 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 241
Chương5: DE LATTRE DE TASSIGNY 247
5 sư đoàn quanh Hải Phòng đề phòng trường hợp quân đội
cộng sản Trung Quôc tấh công.
De Lattre cũng đã quyết định thành lập một phòng tuyến
bao quanh vùng châu thổ ngăn cách đồng bằng với vùng rừng
núi Việt Bắc mang tên phòng tuyến De Lattre với 1.700 pháo
đài, thường được gọi là hệ thống boongke chạy theo một hành
lang trắng rộng 3km để ngăn chặn sự xâm nhập của đối
phương vào đổng bằng. Công tác xây dựng bắt đầu từ tháng
2-1951 và được xúc tiến mạnh mẽ vào tháng 3-1951 tới tháng
8-1951. Phía Pháp đã có 800 pháo đài được hoàn thành với
trang bị đầy đủ súng ống vật dụng và người canh giũ.
Khác với những tháp canh De Latour tại miền Nam xây
bằng gạch cao lênh khênh không chịu được một quả bộc phá,
một phát DKZ (súng đại bác không giật) hoặc bazôka, các
pháo đài này đều được xây nửa chìm, nửa nổi bằng bêtông
cốt thép, chịu đựng được sức công phá của hàng chục
kilôgam thuốc nổ và vài quả đạn pháo cỡ 105mm. Mỗi khu
phòng thủ trên diện tích hình tam giác thường có một pháo
đài chính có điện đài của sở chỉ huy, xung quanh là các lô cô't
phu có hỏa lực bắn chéo yểm hộ lẫn nhau. Mỗi khu pháo đài
cách nhau khoảng Ikm. De Lattre đã sử dung tới 20 tiểu đoàn
để bảo vệ phòng tuyến, song vẫn không ngăn dược các lực
lượng trung kiên, cốt cán của ta từ vùng tự do vượt qua
phòng tuyến của chúng trở về vùng địch hậu bám đất, bám
dân, xây dựng căn cứ ngay trong lòng địch, phát triển phong
trào du kích chiến tranh. Trong năm 1951, nhân dân vùng
địch hậu của hai huyện Vữìh Tường - Yên Lạc đã vượt qua
phòng tuyến De Lattre và khu trắng, chuyển 140 tấh lương
thực cho kháng chiến cùng 52.427 đổng tiền Đông Dương.