Page 242 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 242
248 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Chúng càng không thể cản được các lực lượng lớn của ta tràn
ngập. Tận mắt chứng kiến các đơn vị lớn của ta cỡ tiểu đoàn,
trung đoàn vẫn đột nhập vào vùng đồng bằng do địch kiểm
soát, tướng Henri Navarre sau này, khi xây dựng quan niệm
chiến lược mới, cho rằng: “phòng tuyến De Lattre là vô ích,
chẳng những tồh kém tiền bạc, vật liệu, nhân lực, câm chân
số lớn đơn vị thụ động g iữ đồn tại đây, lại không ngăn chặn
được địch”. “Các pháo dài được thiết lập theo hành lang
không có chiều sâu, chỉ một m ảng bị đánh vỡ là đối phương
không bị sức cản nào khác".
Nghe đồn De Lattre de Tassigny nắm và vận dụng rât giỏi
nguyên tắc cơ bản về tác chiến, chiến cục và chiến tranh, biết
sử dụng hết mức mọi lực lượng, tận dụng địa hình thuận lợi
và phương tiện cơ động nhanh, hỏa lực phi pháo, tập trung tối
đa binh lực ở hướng đột kích chủ yếu giáng cho đối phương
những đòn bâ"t ngờ, từ những thắng lợi giành được, nhanh
chóng chuyển hướng tấh công liên tục chớp nhoáng vào đối
phương để giành chiến thắng trên chiến trường. Rất có thể là
“danh bất h ư truyền' vì ông ta được đào tạo có bài bản, lại có
kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường Tây Âu với cả một
đội quân phát xít được trang bị hiện đại đến tận răng. Song do
lún quá sâu vào thế bị động trước một đô4 phương dũng cảm
mưu trí, khó nhằn, với cuộc chiến tranh nhân dân phát triển
rộng khắp hoặc do cuộc đời binh nghiệp của ông trên chiến
trường Việt Nam quá ngắn, người ta không thây hoặc ít thây
ông thi thố sở trường, chỉ thây ông biết châp nhận những tổn
thât thương vong, kiên quyết khước từ giao chiến với đối
phương trong điều kiện bât lợi, cố thủ kỹ sau phòng tuyến
boongke.