Page 248 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 248
254 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG..
Trung đoàn 102 với Binh đoàn cơ động số 1 diễn ra quyết liệt
ở Ngoại Trạch. Địch bị diệt trên 100 tên, ba xe tăng và xe vận
tải. Liên đoàn của Castries từ Luc Nam đến đã phải trầy trật
mới chiếm được các ngọn đồi 47, 157, 110 và 210. Sáng 15-1,
các đơn vị của Trung đoàn 209 vượt qua hỏa lực ngăn chặn
của không quân và pháo binh, đánh chiếm đỉnh 210, nhưng
đến 14 giờ 30 phút bị địch đánh bật khỏi. Chiều và đêm, Trung
đoàn 209 có Tiểu đoàn 80 của Trung đoàn 36 phối hợp tổ chức
tiếp hai lần phản kích. Các trận tranh sơn hết đợt này đến đợt
khác bằng tiểu liên, lựu đạn dưới sự yểm trỢ của pháo binh cả
hai phía dường như không dứt trong đêm 16-1. Địch bị diệt
250 tên, bên ta cũng thương vong lớn. Trong khi đó, Binh đoàn
cơ động sô" 1 của địch chịu sự tổn thâ"t nặng nề mới nối được
mỏm 47 với mỏm 101.
Thấy quân ta xuâ"t hiện ở sân bay, ngày 17-1 De Lattre lại
cùng tướng Kock một lần nữa tới Vữìh Yên. ông ta ra lệnh tập
trung mọi khả năng của không quân, kể cả máy bay vận tải
(trên 100 lần chiếc) mở chiến dịch ném bom chưa từng có ở
Đông Dương, chủ yếu là loại bom napalm (loại bom cháy hỗn
hỢp nhiên liệu lỏng xăng, dầu hỏa... và bột đặc muối nhôm
của các loại acid hữu cơ tạo thành khối kết tụ sệt dính có màu
hồng hoặc nâu. Khi cháy nhiệt độ ngọn lửa đạt tới 1.100°c.
Nếu chế từ polistyren, nhiệt độ có thể lên tới 1.600“c, tỏa khói
đen dày đặc, mùi hắc. Năm 1942, lần đầu tiên napalm trở
thành vũ khí trong quân đội Mỹ). Hai ngày trước, nó được
đưa sang Đông Dương từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và
được ném xuống không hạn chế, kể cả khi đội hình hai bên
tiê"p giáp gần như xen kẽ. Bằng súng bộ binh ta có thể bắn rơi
máy bay địch nhimg sỢ lộ bí mật trận địa, chỉ phòng thủ thụ
động. Loại bom napalm thực tế uy lực không lớn, ta có thể tổ