Page 234 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 234
240 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG.
Tháng 9-1951, De Lattre đã sang Hoa Kỳ để xin tăng
cường viện trỢ quân sự và tài chính cho chiến tranh Đông
Dương. Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, Truman
lo ngại sự bành trướng của cộng sản ở Bắc Á đã coi vai trò
của Pháp ở Đông Dương là một phần kháng cự của các quốc
gia trong thế giới tự do chống lại cộng sản. Do đó, Mỹ sẵn
sàng viện trỢ quân sư và kinh tê cho Pháp. Ngày 17-7-1950,
chính quyền Mỹ cử John Melby sang Việt Nam họp với
Pignon, Carpentier, Harteman (Tư lệnh không quân Pháp ở
Viễn Đông) bàn cách đối phó với tình thế mới. Sau cuộc họp,
Mỹ cử tướng Donald Heath làm đại sứ đầu tiên bên cạnh
chính quyền Bảo Đại.
Tháng 10-1951, dưới danh nghĩa Trưởng Phái bộ kinh tế
Mỹ, trùm tình báo Mỹ Thibaut de Saint Phalle đã đến Việt Nam
để nghiên cứu về vấh đề viện trỢ, thực châl là để chỉ đạo Cơ
quan tình báo của Mỹ(Central Intelligence Agency - CIA) đã
được đặt tại Nam Việt Nam từ năm 1950 thay thế cho Cơ quan
phục vụ chiến lược (Of£ice Strategic Sevice - OSS) hình thành từ
hồi kháng Nhật.
De Lattre sang Đông Dương tỏ ý không thích Thibaut dòm
ngó vào công việc của mình. Thibaut phải về nước, chỉ còn phái
bộ quân sự Mỹ do tướng Brinks cầm đầu việc nghiên cứu viện
trỢ cho Pháp.
Người Mỹ không bằng lòng Pháp thực hiện chính sách
thuộc địa cổ lỗ sĩ. Họ e ngại thanh niên Mỹ cũng phải sang
chiến đâu cho Pháp như đã đi Cao Ly nên Chính phủ Mỹ
không bộc lộ sự quan tâm quá đáng tới De Lattre. Nhờ sự hỗ
trợ của Eisenhovver và thượng nghị sĩ Cabot Lodge, nguyên sĩ
quan liên lạc cho Quân đoàn 1 của De Lattre, Chính phủ Mỹ đã