Page 22 - Văn Ôn Thi Đại Học
P. 22
Trong thơ xưa, thiên nhiên thường vắng bóng con ngưòi hoặc
con ngưòi bị hoà lẫn vào thiên nhiên:
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Bài thơ Chiều tối được kết thúc bằng một hình ảnh thật tự
nhiên mà gây bao bất ngờ thú vị "Xay hết lò than đã rực hồng".
4. Ý thơ của Bác có sư vân dông đột ngột khoẻ khoắn
1. Bài thơ tứ tuyệt của Bác đã diễn tả được sự vận động của
thời gian từ chiều đến tối hẳn. Tìm hiểu trong nguyên tác,
chúng ta thấy bài thơ không có chữ "tốin nào mà người đọc cảm
nhận được bóng tối bỏi thời gian cứ trôi dần theo cánh chim bay,
làn mây cùng nhịp vông quay của cối xay ngô. Và đến khi cối
xay dừng lại thì "Zò than đã rực hồng", tức là trời đã tôì hẳn. ở
đây, tác giả đã dùng ánh sậng để nói bóng tối. Đó là một thủ
pháp rất quen thuộc của thơ ca cổ điển. Song bản dịch đã đưa
chữ "tôi" vào làm gỉảm tính hàm súc và vẻ đẹp cổ điển tỉnh tế có
màu sắc rất Đưòng, Tống này của hình ảnh thơ.
2. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của
cảnh sắc, tư tưỗng, tình cảm tác giả. Sự vận động và chuyển
biến thật bất ngờ, khoẻ khoắn: từ tôì đến sáng, từ tàn lụi đến sự
sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nồng. Suốt
ngày phải chuyển lao gian khổ: Vượt núi băng rừng, lội suối;
còn phía trước là một xó tôí nhà ngục lạnh giá đầy muỗi rệp
đang chờ đợi Bác. Đã thế, cảnh chiều buông nơi miền scrn cưốc
tỉnh Quảng Tây lại khêu gợi nỗi sầu tha hương, vậy mà ý thơ
của Bác lại đi từ bóng tôĩ đến ánh sáng, từ buồn đến vui "một
cái vui tràn đầy trong cuộc sống" (Hoài Thanh). Điều này được
■
21