Page 19 - Văn Ôn Thi Đại Học
P. 19
đến độ "quên minh". Bài thơ "Chiều tối" đã thể hiện một cách
chân thực và cảm động điều đó.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Trong tác phẩm "Những màu chuyện về đời hoạt động của
Hổ Chủ tịch", tác giả Trần Dân Tiên cho biết hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ như sau: "Người ta giải Cụ Hồ đi nhưng không
cho biết Cụ đi đâu. Tay bị trói giật cánh khuỷu, cô mang xiềng
xích, có sáu ngựời lính mang súng giải đi, đi mãi nhưng vẫn
khống cho biết đi đến đâu. Dầm mưa, giãi nắngy trèo núi, qua
truông. Mỗi buổi sáng, gà gáy đầu, người ta đã giải Cụ Hồ đi.
Mỗi buổi chiều, khi chim về tồl người ta dừng lại ả một địa
phương nào đó, giam Cụ vào xà lim, trên một đống rạ bẩn,
không cởi trói cho Cụ ngủ".
2. Sự hài hoà giữa cảnh và tình
í
Phải gắn bài thơ với hoàn cảnh tù đầy, chuyển lạo đầy gian
khổ của Bác như thế chúng ta mới cảm nhận đầy đủ ý nghĩa
sâu xa ẹủa hình ảnh thơ. Suốt ngày phải chuyển lao vất vả, gần
về tối, người tù ngẩng đầu lên đỉnh trời, bất chợt nhận ra cánh
chim bay về rừng tìm chốn ngủ và iàn mây lẻ loi lững lò trôi.
Hình ảnh thơ xuất hiện thật tự nhiên. Tuy là những hình ảnh
thơ mang màu sắc ước lệ của thơ cổ điển nhưng vẫn phù hợp vói
cảnh thực và tâm trạng thực của nhà thơ. Bỏi cũng như tâm
trạng COĨ1 người đang mệt mỏi, cô đơn, hình ảnh cánh chim xuất
hiện ổ câu thơ đầu tiên gợi cho ta sự mệt mỏi, buồn bã. Ở đây,
đã có sự hoà hợp cảm thông giữa con người và cảnh vật: "Chim
mỏi về rừng tim chốn ngủ".