Page 41 - Văn Hóa Tộc ười Khơ Mú
P. 41

đầu  tư  về  kỹ  thuật  nên  năng  suất  chăn  nuôi  còn
     thấp,  chất  lượng  chăn  nuôi  chưa  được  chú  trọng
     đúng mức.




         SẢN BẮT - HÁI LƯỢM
         Trước  đây  do  năng  suất  nương  rẫy  bấp  bênh,
     người  KLơ-mú  chỉ  duy  trì  ở  mức  sông  tôl  thiểu
     trong nghèo nàn và  thiếu thôn. Thêm vào đó,  trước
     năm  1954,  đồng  bào  còn  phải  đi  làm  lao  dịch  cho
     các quý tộc Thái nên hàng năm thường bị thiếu đói
     từ  3-4  tháng.  Đe  bù  vào  chỗ  thiếu  hụt  đó,  người
     Khơ-mú  trông  chò  vào  hái  lượm  các  loại  rau  củ
     trong  rừng,  bắt  côn  trùng,  ếch  nhái,  săn  bắn
     muông  thú  và  kiếm  cá  trên  sông  suôi  đầm  hồ.  Vì
     thế,  ở  người  Khơ-mú,  kinh  tế chiếm  đoạt  có  vị  trí
     trọng yếu thứ hai sau trồng trọt. Theo thông kê của
     Giáo  sư  Đặng  Nghiêm  Vạn,  ở  một  bản  Khơ-mú
     vùng  Tây  Bắc,  trong  một  năm,  người  dân  thu  hái
     được  25  loại  rau  (chỉ  tính  vào  mùa  xuân),  10  loại
     măng,  11  loại nấm,  14 loại củ và cây có bột,  12  loại
     trái  rừng,  20 loại  côn  trùng  (TL.6,  tr.66).  Nếu  như
     trồng  trọt  đáp  ứng  được  cơ  bản  nhu  cầu  về  lương
     thực  thì  hái  lượm  cũng  đáp  ứng  được  cơ  bản  nhu
     cầu  về  rau  xanh  và  ở  mức  độ  nào  đó,  nó  còn  góp
     phần  khắc  phục  nhu  cầu  về  lương  thực  trong
     những lúc giáp hạt.
         -  Nguồn hái  lượm  là các loại  măng (tpăng)  gồm
     có  măng  đắng,  măng  tre,  măng  nứa,  măng  giang,
     măng  bương,  măng  vầu...  Mùa  hái  măng  thường
     vào  tháng  2,  tháng  6,  tháng  7  âm  lịch.  Đồng  bào


                                                            39
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46