Page 85 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 85
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 85
+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm nêu trên.
- Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định của
Luật SHTT.
- Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao
quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật (quy định tại
Chương XV của Luật SHTT 2005).
c) Quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng đối với các giống cây
trồng sau đây:
- Giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ
trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây
trồng đã được bảo hộ khác;
- Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc từ giống được bảo hộ nếu
giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng chủ yếu thu
được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ,
trừ những khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
- Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã
được bảo hộ;
- Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống
cây trồng đã được bảo hộ.
d) Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
- Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được
phép của chủ bằng bảo hộ;
- Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên
giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài
liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
- Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù.
e) Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
- Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký
bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây