Page 82 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 82
82 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
1.1.4.2 Quyền đối với giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
của Việt Nam
1.1.4.2.1 Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân được bảo hộ Quyền đối với giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ
chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc
đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng
hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Các đối tượng nêu trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức,
cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước
ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh
doanh giống cây trồng tại Việt Nam.
b) Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc
phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo
hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính
khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
- Tính mới của giống cây trồng: giống cây trồng được coi là có tính
mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng
đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người
đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây
trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc
ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với
giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây
trồng khác.
- Tính khác biệt của giống cây trồng:
+ Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân
biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời
điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.
+ Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một
trong các trường hợp sau đây: