Page 78 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 78
78 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
c) Nhu cầu sở hữu trí tuệ của những người nắm giữ tri thức truyền
thống
Năm 1998 và 1999, WIPO đã thực hiện một đánh giá tổng quát về nhu
cầu sở hữu trí tuệ của những người nắm giữ tri thức truyền thống thông qua
một số hoạt động. Các hoạt động này đã xác định những nhu cầu sở hữu trí
tuệ đặc trưng của người nắm giữ tri thức truyền thống.
1.1.3.9 Sử dụng hợp lý
“Sử dụng hợp lý” là một ngoại lệ của việc bảo vệ Quyền Tác giả theo
luật Mỹ. Nó cho phép người ta được sử dụng một sản phẩm có bản quyền
với một mức độ nhất định mà không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở
hữu. Phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, việc sao chép có thể được coi là hợp
lý nếu phục vụ mục đích phê bình, dẫn giải, đưa tin, giảng dạy (bao gồm
việc sao chép nhiều lần để sử dụng trong các lớp học), hoặc nghiên cứu.
Để xem xét liệu việc sử dụng cụ thể một tài liệu có phải là “hợp lý”
hay không, tòa án thường căn cứ vào các yếu tố dưới đây:
- Mục tiêu và mục đích của việc sử dụng, có nghĩa là liệu việc sử dụng
là nhằm mục đích thương mại hay là các mục đích giáo dục phi lợi nhuận.
- Bản chất của công việc sao chép.
- Khối lượng và thực chất của các phần được sử dụng trong công trình
được cấp quyền tác giả (công trình dài hay ngắn, để xem việc sao chép là
toàn bộ hay không, ví dụ như chỉ một hình ảnh hoặc một vài phần của tiểu
thuyết dài).
- Tác động của việc sử dụng trên thị trường tiềm năng đối với công
trình được cấp Quyền Tác giả hoặc giá trị của công trình đó.
Phân biệt giữa việc “sử dụng hợp lý” và vi phạm có thể không rõ ràng
và không dễ gì xác định. Không có các từ ngữ, dòng hoặc ghi chú cụ thể mà
có thể sử dụng để biểu thị toàn bộ ý nghĩa, mà không có những ngoại lệ.
Ghi ra nguồn tài liệu được giữ bản quyền không thay thế việc được phép.
Cần phải lưu ý rằng, kể cả trong giáo dục, sẽ không là “sử dụng hợp
lý” để sao chép nếu nhằm “mục tiêu thương mại” hoặc sao chép “một cách
hệ thống”, hay được hiểu là “khi mục tiêu sao chép là dùng cho việc mua