Page 86 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 86
86 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong
trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng
ký bảo hộ không có quyền này.
- Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo
hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người
đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho
người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong
đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc
tiếp tục sử dụng.
- Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định trên mà người
được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ
giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử
dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá
chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn
sử dụng tương ứng.
f) Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Hạn chế quyền của chủ
bằng bảo hộ giống cây trồng)
- Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống
cây trồng đã được bảo hộ:
+ Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
+ Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích lai tạo để nghiên cứu khoa học;
+ Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng mới khác biệt với
giống cây trồng đã được bảo hộ;
Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng
được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất
của mình.
- Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi
liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ
hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra
thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
+ Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;