Page 89 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 89
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 89
họ). Ví dụ, từ năm 1790 đến năm 1836, là một nước nhập khẩu toàn bộ
công nghệ, Hoa Kỳ chỉ cấp Bằng độc quyền sáng chế cho chính công dân
của họ. Thậm chí đến năm 1836, lệ phí cấp Bằng độc quyền sáng chế đối
với người nước ngoài được quy định cao gấp 10 lần lệ phí đối với công
dân Hoa Kỳ. Chỉ đến năm 1861 thì người nước ngoài mới được đối xử
trên cơ sở không phân biệt (gần như hoàn toàn).
Đến năm 1891, Hoa Kỳ không chỉ bảo hộ Quyền Tác giả cho công
dân Hoa Kỳ nhưng một số hạn chế vẫn tồn tại đối với Quyền Tác giả của
người nước ngoài (ví dụ, kỹ thuật in phải là cách sắp chữ của Hoa Kỳ),
một lý do đã cản trở Hoa Kỳ gia nhập Công ước Berne về Quyền Tác giả
đến tận năm 1989.
Nhiều quốc gia đôi khi không bảo hộ sáng chế đối với một số loại
sáng chế trong những lĩnh vực công nghiệp nhất định. Thông thường, luật
hạn chế không bảo hộ các sản phẩm mà chỉ bảo hộ các quy trình sản xuất
sản phẩm. Các lĩnh vực điển hình thuộc trường hợp này là thực phẩm,
dược phẩm và hoá chất, với lập luận rằng không thể dành độc quyền cho
những hàng hoá thiết yếu và cần phải khuyến khích tự do tiếp cận công
nghệ của nước ngoài hơn là khuyến khích khả năng sáng chế tiềm tàng của
ngành công nghiệp trong nước. Cách tiếp cận này đã được nhiều nước
chấp nhận và làm theo trong thế kỷ XIX và một số nước đến cuối thế kỷ
XX vẫn thực hiện, thậm chí gần đây một số nước và vùng lãnh thổ Đông
Á vẫn thực hiện (ví dụ Đài Loan và Hàn Quốc).
Bài học lịch sử chung chỉ cho chúng ta những nước đã có khả năng
làm cho chế định Quyền Sở hữu trí tuệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiếp thu công nghệ và thúc đẩy các mục tiêu về chính sách công nghiệp
của mình. Vì các chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng đến lợi ích
của các quốc gia khác, luôn luôn phải có các khuôn khổ quốc tế cho các
tranh cãi về vấn đề sở hữu trí tuệ. Công ước Paris và Công ước Berne đã
thừa nhận những khuôn khổ này, và mong muốn sự nhân nhượng lẫn
nhau, nhưng cho phép có những linh hoạt đáng kể trong việc thiết lập các
chế định sở hữu trí tuệ. Với sự ra đời của Hiệp định TRIPS, phần lớn
những linh hoạt này đã bị loại bỏ. Các quốc gia không thể tiếp tục theo
hướng đã được Thụy Sỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan thực hiện trong quá
trình phát triển của họ. Quá trình tiếp thu và phát triển công nghệ từ việc