Page 93 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 93
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 93
- Các tiêu chuẩn xác lập quyền của chủ sở hữu SHTT trong việc ngăn
cấm người khác khai thác kinh tế đối với sáng tạo của họ; các tiêu chuẩn
này sẽ xác định phạm vi được bảo hộ của các Sáng chế, Nhãn hiệu hàng
hóa, Quyền Tác giả và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
- Các giới hạn đối với các quyền nêu trên vì mục đích phát triển kinh
tế trong nước cũng như chính sách xã hội; các giới hạn này bao gồm việc
cho phép phát triển công nghệ, sử dụng trong giáo dục đào tạo, chống độc
quyền đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, thời hạn bảo hộ...
- Các biện pháp và chế tài bảo hộ các quyền nêu trên.
- Xét trên phương diện vĩ mô, cùng với sự phát triển của kinh tế và
hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống Quyền SHTT sẽ có những ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động thương mại, và rộng hơn là đến nền kinh tế quốc
gia và nền kinh tế toàn cầu.
Ở phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, đều xây dựng một hệ
thống SHTT chủ yếu bao gồm các hệ thống con sau:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT.
- Hệ thống các cơ quan xác lập Quyền SHTT.
- Hệ thống các cơ quan bảo vệ Quyền SHTT.
- Hệ thống đảm bảo các hoạt động SHTT trong xã hội (các hoạt động
tư vấn SHTT, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về SHTT...).
1.3.2 Vai trò của hệ thống sở hữu trí tuệ
1.3.2.1 Hệ thống SHTT và hoạt động thương mại
Những hạn chế trong bảo hộ quyền SHTT có thể bóp méo nền thương
mại của một quốc gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu (về quyền tác
giả) sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp băng đĩa,
phần mềm máy tính... thay vì nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới một cách
lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng
vi phạm và hàng giả. Nhà kinh doanh cũng có thể thay đổi phương án kinh
doanh của mình do những hạn chế trong việc bảo hộ quyền SHTT. Như