Page 96 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 96
96 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
mình và qua đó, phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, phải khẳng
định rằng, một hệ thống SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con
đường phát triển kinh tế của một nước.
1.3.3 Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các quốc gia có nền kinh tế mở
Các bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ SHTT của mỗi quốc gia rất
khác nhau, nhất là giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát
triển. Các quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách bảo hộ rõ ràng và
chặt chẽ. Ví dụ ở Nhật Bản vào năm 1990, Kokekiyo Takahashi, Chủ tịch
đầu tiên của Cục Sở hữu Trí tuệ Nhật Bản (Japan Patent Office) đã khẳng
định vai trò của hệ thống bảo hộ SHTT nói chung và Bằng độc quyền sáng
chế nói riêng trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Nhật Bản đã phát triển hệ thống SHTT của mình một cách toàn diện.
Các nước phát triển khác cũng vậy. Điển hình là Hoa Kỳ, với một câu nói
rất nổi tiếng về vấn đề bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ: "Mọi thứ trên đời này
do con người tạo ra đều có thể đăng ký bảo hộ" ("All things under the sun
made by man are patentable").
Tại các nước phát triển, trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến một mặt
cho phép sản xuất số lượng lớn hàng hóa, mặt khác nó cũng dẫn đến sự ra
đời của vô số Nhãn hiệu hàng hóa, Quyền Tác giả, Kiểu dáng công nghiệp
và bí mật thương mại. Chính vì vậy, sự phát triển không ngừng của các đối
tượng SHTT đòi hỏi phải có một hệ thống bảo hộ Quyền SHTT mạnh.
Xét về mặt chính sách vĩ mô, việc bảo hộ chặt chẽ Quyền SHTT ở các
nước phát triển để thực hiện hai mục tiêu sau:
a) Khuyến khích phát triển công nghệ và cạnh tranh lành mạnh. Các
nhà khoa học, các nhà kinh doanh chỉ đầu tư cho nghiên cứu khoa học khi
biết rằng công sức mình bỏ ra không bị mất trắng.
b) Gây sức ép lên các nước khác trong hội nhập kinh tế, hạn chế các
vi phạm đối với hàng hóa khi tham gia vào quá trình lưu thông trên các thị
trường quốc tế thông qua hoạt động của các chủ thể kinh doanh quan trọng
trong hoạt động kinh doanh quốc tế như các tập đoàn đa quốc gia, các tập
đoàn xuyên quốc gia của những nước phát triển.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các nước đang phát triển có
khuynh hướng và hiện vẫn đang áp dụng chính sách bảo hộ SHTT lỏng