Page 97 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 97
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 97
lẻo và không muốn áp dụng chính sách bảo hộ chặt chẽ hơn. Các quốc gia
đang phát triển có rất ít sáng chế trong khi nhu cầu nhập khẩu công nghệ
lại rất cao. Chính bởi vậy, việc theo đuổi ngay chính sách bảo hộ Quyền
SHTT chặt chẽ sẽ không có lợi nếu xét về chiến lược kinh doanh. Việc
bảo hộ chặt chẽ sẽ làm cho việc bắt chước rất khó khăn. Bắt chước công
nghệ, đối với nhà sáng chế, sẽ gây rất nhiều tổn thất, nhưng có thể đem lại
rất nhiều lợi ích cho người đi bắt chước, và theo nghĩa rộng hơn, cho cả
quốc gia kém/đang phát triển, với một nền công nghiệp bắt chước. Thực tế
cho thấy, các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc phát triển rất nhanh nhờ
nhiều vào việc bắt chước công nghệ nước ngoài. Với hệ thống bảo hộ
Quyền SHTT còn nhiều kẽ hở, công dân nước này có thể tiêu dùng các sản
phẩm như phần mềm máy tính, băng đĩa nhạc với giá rẻ, trong khi nếu áp
dụng luật quyền tác giả, mức giá sẽ đội lên rất nhiều. Những lợi ích ngắn
hạn tương tự như vậy đã khiến các nhà làm luật cân nhắc khi xây dựng và
phát triển hệ thống bảo hộ Quyền SHTT mạnh.
1.3.4 Hội nhập kinh tế và đòi hỏi một hệ thống bảo hộ sở hữu trí
tuệ thống nhất mang tính toàn cầu
Vấn đề Quyền SHTT được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa
vào vòng đàm phán Uruguay năm 1986 với lý do Quyền SHTT không
phải là một vấn đề tách rời với hoạt động thương mại mà có quan hệ chặt
chẽ với thương mại và phát triển kinh tế. Trước đó, vào cuối những năm
1980, sự bùng nổ của đầu tư quốc tế và kéo theo đó là hoạt động mua bán
Quyền SHTT diễn ra sôi động trên phạm vi toàn thế giới đã khiến các nhà
hoạch định chính sách ở cấp quốc tế ngày càng nhận thức được vấn đề
này. Điều đó đã dẫn đến thực tế là vấn đề Quyền SHTT không dừng lại ở
phạm vi lãnh thổ quốc gia mà ngày càng mang tính toàn cầu. Các tập đoàn
đa quốc gia của các nước giàu bị tổn thất nhiều do Quyền SHTT bị vi
phạm nhiều ở các nước đang phát triển. Chính điều này thúc đẩy các nước
phát triển xây dựng một cơ chế mang tính kiểm soát toàn cầu đối với vấn
đề bảo hộ Quyền SHTT. Tuy nhiên, đó là một tham vọng hoàn toàn không
dễ thực hiện nếu xét trên phương diện lợi ích kinh tế của các nước đang
phát triển và các nước phát triển.
Một hiệp ước quốc tế thành công hay không phụ thuộc vào thiện chí
của các thành viên tham gia. Thiện chí của các thành viên, suy cho cùng,
lại phụ thuộc vào lợi ích kinh tế trong khi lợi ích kinh tế lại là nguyên