Page 101 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 101

Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ                    101


                             - Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1997 về thiết lập quan hệ quyền
                        tác giả.
                             - Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999 về sở hữu trí tuệ và hợp tác
                        trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

                             - Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000.
                             - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
                        hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức

                        Thương mại thế giới (WTO).
                             Trong số các điều ước quốc tế trên, 3 Điều ước đa phương có các quy
                        định liên quan trực tiếp đến các vấn đề về nhãn hiệu mà các doanh nghiệp
                        có thể thường phải xem xét tuân thủ và vận dụng trong kinh doanh là:
                        Công ước Paris, Thỏa ước và Nghị định thư Madrid và Hiệp định TRIPS.
                        Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng Bảng phân loại quốc tế
                        hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice
                        năm 1957 và Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo
                        Thỏa ước Vienne năm 1973. Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ
                        dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và
                        dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34
                        nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.

                             Dưới đây tài liệu sẽ giới thiệu một số các công ước và điều ước đã
                        nêu trên

                             2.1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

                             2.1.1.1 Giới thiệu chung
                             Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) được
                        ký kết ngày 20 tháng 3 năm 1883 tại Pa-ri, được xem xét lại tại Brúc-xen
                        năm 1900, tại Oa-shing-tơn năm 1911, tại LaHay năm 1925, tại Luân-đôn
                        năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stốc-khôm năm 1967 và được sửa đổi
                        vào năm 1979.

                             Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm
                        sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại,
                        chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh
                        không lành mạnh.
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106