Page 105 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 105

Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ                    105


                        độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả
                        nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước
                        thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn
                        hiệu đó tại các nước thành viên khác.

                             Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng
                        ký nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước khác với hình thức ban
                        đầu của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số
                        trường hợp nhất định, chẳng hạn như nhãn hiệu có khả năng xâm phạm
                        quyền đã đăng ký của các bên thứ ba, nhãn hiệu không có khả năng phân
                        biệt, nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng hoặc nhãn hiệu có
                        khả năng lừa dối công chúng.

                             c3) Kiểu dáng công nghiệp
                             Công ước Paris chỉ có quy định yêu cầu các thành viên phải bảo hộ
                        Kiểu dáng công nghiệp mà không có bất cứ quy định nào về cách thức bảo
                        hộ để các nước thành viên phải tuân thủ. Do đó, các nước có thể bảo hộ
                        Kiểu dáng công nghiệp bằng Luật Sở hữu công nghiệp, Luật Quyền tác
                        giả hoặc Luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Các nước thành viên
                        không thể không bảo hộ với lý do sản phẩm mang kiểu dáng không được
                        sản xuất tại nước đó.
                             c4) Tên thương mại

                             Các nước thành viên phải bảo hộ tên thương mại mà không được đặt
                        ra yêu cầu về việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đăng ký. Các nước có
                        quyền tự do đưa ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên
                        thương mại trong luật của mình.

                             c5) Chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá
                             Chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá là hai trong số các đối
                        tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo Điều 1(2) Công ước Paris. Cả

                        hai đối tượng này có thể được đề cập dưới một khái niệm rộng hơn là chỉ
                        dẫn địa lý. Các thành viên phải có các biện pháp pháp lý để chống lại việc
                        sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn nguồn gốc mang tính chất lừa
                        dối đối với các hàng hoá hoặc đặc điểm phân biệt của nhà sản xuất hoặc
                        kinh doanh thương mại khác.
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110