Page 109 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 109
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 109
gia có cơ quan là Cơ quan xuất xứ đều tham gia cùng một điều ước, tức là
Thoả ước hoặc Nghị định thư.
5) Việc chỉ định một Bên tham gia nhất định được thực hiện theo điều
ước ràng buộc cả Bên tham gia đó và Bên tham gia có Cơ quan là Cơ quan
xuất xứ. Nếu cả hai Bên tham gia đều là thành viên của cả Thoả ước và
Nghị định thư, Thoả ước sẽ là điều ước điều chỉnh việc chỉ định đó; điều
này được thực hiện theo quy định gọi là điều khoản "bảo vệ" (Điều
9sexies) của Nghị định thư. Do đó, có ba loại đơn quốc tế:
- Đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thỏa ước, có nghĩa là mọi sự
chỉ đạo điều được thực hiện theo Thỏa ước.
- Đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, có nghĩa là
mọi sự chỉ định đều được thực hiện theo Nghị định thư.
- Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư,
có nghĩa là một số chỉ đạo được thực hiện theo thoả ước và một số chỉ
định được thực hiện theo Nghị định thư.
Đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ
quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn
hiệu (phải trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở) và
danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ, được phân loại
theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại
Nice). Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước, đơn phải
được làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định
thư hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, đơn có
thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ
có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong hai ngôn
ngữ này.
Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của
Công ước Paris, trên cơ sở đơn nộp cho Cơ quan xuất xứ hoặc cũng có thể
trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quan khác, không nhất thiết phải
là Cơ quan của một bên tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư.
Đơn quốc tế phải chịu những khoản phí sau:
- Phí cơ bản.