Page 107 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 107

Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ                    107


                             Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản gồm:
                             - Nguyên tắc đối xử quốc gia : việc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ
                        quốc gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của
                        công dân chính quốc gia mình;

                             - Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên: quyền tác giả phát sinh ngay khi
                        tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định không lệ
                        thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào như là đăng kí, nộp lưu chiểu hoặc
                        các thủ tục tương tự;
                             - Nguyên tắc bảo hộ độc lập: việc hưởng và thực thi các quyền theo
                        Công ước là độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ của
                        tác phẩm. Tuy nhiên, nếu một nước thành viên có quy định thời hạn bảo
                        hộ dài hơn quy định tối thiểu nêu trong Công ước và tác phẩm chấm dứt
                        được bảo hộ tại nước xuất xứ, sự bảo hộ có thể bị từ chối (tại nước có thời
                        hạn bảo hộ dài hơn này) khi sự bảo hộ tại nước xuất xứ đã kết thúc.


                             2.1.3 Công ước Stockholm
                             Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO,  được
                        thành lập trên cơ sở Công  ước ký tại Stốc-khôm ngày 14 tháng 7 năm
                        1967 gọi là Công ước về việc thành lập "Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới".
                        Đây là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ và là
                        một trong 16 Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. WIPO có trách
                        nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới
                        thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước
                        khác nhau liên quan đến các khía cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí tuệ.


                             2.1.4 Thỏa ước Madrid
                             2.1.4.1 Giới thiệu chung

                             Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước,
                        đó là Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm
                        1891 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, được thông qua
                        năm 1989, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 1995, và hoạt động từ
                        01 tháng 4 năm 1996. Quy chế chung thi hành Thoả ước và Nghị định thư
                        cũng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 1996. Hệ thống này được quản lý
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112