Page 88 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 88
88 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
Nghị định này quy định các nguyên tắc, điều kiện được cấp Văn bằng
bảo hộ giống cây trồng mới (gọi tắt là Văn bằng bảo hộ); trình tự, thủ tục
cấp Văn bằng bảo hộ; quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo
hộ; đình chỉ, hủy bỏ Văn bằng bảo hộ; quản lý Nhà nước và xử phạt liên
quan đến bảo hộ giống cây trồng mới.
Giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước cùng
Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây
trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc tham gia có quy định khác.
Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân trong nước chọn tạo có liên
quan đến lợi ích của quốc gia cần bảo mật được thực hiện theo quy định
riêng của Nhà nước.
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỚI THƯƠNG MẠI
1.2.1 Tại sao Quyền Sở hữu trí tuệ lại có ý nghĩa quan trọng?
Lý do để các nước ban hành luật pháp quốc gia và tham gia các điều
ước quốc tế hoặc khu vực về sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Tạo động lực cho các nỗ lực sáng tạo trí tuệ khác nhau.
- Dành sự thừa nhận chính thức đối với các nhà sáng tạo.
- Tạo ra nguồn thông tin quan trọng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền công nghiệp và văn
hóa nội địa cũng như thương mại quốc tế.
- Tăng cường tính cạnh tranh trong các ngành công nghiệp.
- Thúc đẩy việc sử dựng hiệu quả thông tin sáng chế như là một công
cụ hoạch định chiến lược nghiên cứu, kinh doanh và tiếp tục các nỗ lực
nhằm tiếp cận nguồn thông tin sáng chế phong phú.
Trong lịch sử, chế định sở hữu trí tuệ đã được các quốc gia sử dụng để
đẩy mạnh những gì mà họ cho là lợi ích kinh tế của mình. Các quốc gia đã
thay đổi chế định sở hữu trí tuệ của mình tại các giai đoạn phát triển kinh
tế khác nhau vì những thay đổi về nhận thức (và tình trạng nền kinh tế của