Page 129 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 129
lao động có thê vén ống quần lên quá bắp chân, xoắn gọn
lại [gọi là quần xắn móng lợn]. Cũng có thể mặc quần đùi
[quần cụt) cho thuận tiện. •
Tóc đàn ông để dài như tóc đàn bà, búi cao lên phía sau
đỉnh đầu. Người lao động chít khăn đầu rìu. Khăn là miếng
vải vuông, mỗi chiều 40cm - 50cm. Gập chéo khăn lại
thành hình tam giác, góc giữa để về phía sau gáy, hai góc
cạnh buộc với nhau phía trên trán, có tác dụng giữ búi tóc
phía sau và để tóc phía trước không xoã xuống mặt. Nhiều
người chỉ quấn trên đầu một vòng khăn sơ sài bằng dải vải
dài cuộn xoắn lại.
Đàn ông lao động thường đi chân đất. Khi có việc đi
đâu hoặc buổi tối rửa chân mới xỏ đôi guốc gỗ một quai
ngang hay hai quai chéo. Người gia đi guốc mũi cong.
ở miền Nam, quần áo nam giới phố biến may bằng vải
đen rộng rãi theo kiểu bà ba. Áo bốn thân, cổ đứng, cài khuy
giữa, ống tay rộng, quần mặc như quần lá tọa miền Bắc.
ở thành thị, có thời gian những người kéo xe tay, trong
mặc áo cánh trắng cháo lòng, ngoài mặc áo cánh bốn thân
viền nẹp màu, rộng bản ở cổ áo, cổ tay áo, gấu áo, cạnh tà
áo... thường không cài cúc. Người nghèo mặc áo bằng vải
gai cộc tay, hở nách, thân áo ngắn hở cả lưng... Mùa rét, đa
số phải quàng khố tải.
Nhìn chung, khi có việc tới những chỗ quan trọng
[chốn đình trung), nam giới mới mặc áo dài the đen, quần
ống sớ [ống thẳng, đũng cao). Riêng các nhà nho và những
người có địa vị trong xã hội ngày thường cũng mặc áo dài,
đội khăn lượt.
1291