Page 132 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 132
dài trên 2m, rộng 30cm, gập đôi (có khi gập ba] theo chiều
dài, quấn nhiều vòng trên đầu. Khi chít khăn, hai nếp khăn
đầu trong cùng xếp chéo lên nhau, chữ nhân được tách
cách xa những nếp vòng quẩn lên cao, cũng có khi họ quấn
khăn thành nhiều vòng, quấn bè ra và cao lên làm thành
một tầng khác.
Nón của đàn ông đa phần có hình chóp, có người đội
nón chỏm bằng, khum cạnh hình quả bứa cắt ngang gọi là
nón quả bứa. Nón miền Bắc, miền Trung làm bằng lá gồi,
miền Nam làm bằng lá dừa... Quai nón đơn giản làm bằng
vải sợi dây mây, dây vải, nếu sang trọng làm bằng lụa bạch,
thao đen...
Nhìn chung, trang phục của người dân trong sinh hoạt
và lao động hàng ngày cả một giai đoạn dài hầu như định
hình, ít thay đổi. Bước vào thời kỳ thuộc Pháp, trang phục
đã có sự cách tân, biến đổi. Sự tiếp xúc văn hoá giữa
phương Đông và phương Tây đã tác động nhiều mặt tới sự
phát triển văn hoá nước ta, trong đó trang phục là một
trong những biểu hiện rất rõ nét. Trang phục của người
Kinh thời kỳ này tiếp nhận những nhân tố mới của phương
Tây về cách ăn mặc, nhất là ở thành thị - nơi giao lưu
nhiều, còn ở nông thôn, trang phục trong lao động về cơ
bản không có gì thay đổi.
ở thành thị đã có những thay đổi căn bản trong cách
ăn mặc, trang phục của nam giới tiếp thu kiểu mặc châu
Âu: áo sơ mi, quần âu, áo vét tông, cà vạt, mũ phớt, giày da
bắt đầu xuất hiện.
Từ năm 1910, nhiều đàn ông (nhất là thanh niên thành
thị) đã cắt tóc ngắn nhưng vẫn quấn khăn lượt. Ra đường
ri32