Page 133 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 133
họ dùng ô màu trắng hay đen, thường gọi là ô cánh dơi [vì
khi giương ô lên, hình bộ gọng và vải ô giống cánh con dơi].
Những năm 1930, phong trào cắt tóc ngắn, rẽ ngôi lệch
phát triển rầm rộ. Những người đứng tuối mặc áo dài, đội
khăn xếp, hình thức như khăn quấn, nhưng được làm sẵn,
khi cần chỉ chụp lên đầu như đội mũ, rất tiện lợi, không
mất thì giờ quấn nhiều vòng như trước. Khăn xếp ở miền
Bắc vẫn còn hình chữ nhân ở trước trán, miền Trung là
hình lưỡi trai.
Thời kỳ này, có một tầng lớp mới xuất hiện - đó là
những người đi làm (viên chức). Ngoài trang phục dân tộc
như áo the khăn xếp, họ còn mặc Âu phục gồm quần tây, áo
sơ mi, áo gi-lê, áo vét-tông, cà vạt. Ngoài com-lê, họ còn
mặc các loại áo khác như va-rơi, blu-dông..., chân đi giày
Tây bằng da đen, đội mũ phớt, mũ cát két bằng dạ, bằng
vải... Mùa hè, tầng lớp viên chức đi giày hai màu "đơ cu-lơ"
(deux couleurs), đội mũ cát (casque) trắng... Mũ cát làm
bằng li-e hay bằng dút, ngoài bọc vải rồi quét sơn trắng.
Mũ cát trắng có loại rộng vành, có loại hẹp vành, có loại
tròn, có loại hơi hình bầu dục, chỏm bằng.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn ông ở
thành thị được Âu hoá khá nhanh, ở nông thôn còn phải
trải qua một quá trình lâu hơn mới có sự thay đổi căn bản.
Sau kháng chiến chống Pháp, mối quan hệ thành thị, nông
thôn trở nên hoà đồng. Nhiều thanh niên nông thôn bắt
đầu mặc áo sơ mi, quần Âu, trong khi đó nhiều cán bộ xuất
thân ở thành thị cũ đã thường xuyên mặc quần áo nâu để
dễ thâm nhập vào quần chúng nông thôn.
ở miền Bắc, từ năm 1954, đàn ông hay mặc áo vải ka ki
1331