Page 134 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 134
đại cán, bốn túi. Mùa hè họ mặc sơ mi cộc tay, may thẳng,
không bó, cỗ hai ve. Khi mặc thường bỏ ra ngoài quần cho
đỡ nóng. Có thời kỳ ống tay và thân áo rộng, sau đó ống tay
và thân áo được may hẹp lại, trông gọn và khỏe. Áo sơ mi
dài tay, mùa hè khi mặc họ hay xắn lên trên hay dưới khuỷu
tay. Đàn ông cao tuôi vẫn mặc bộ quần áo cánh ta màu nâu,
màu xanh hay trắng hoặc kiểu áo sơ mi ba túi, cố hai ve.
Mùa rét, họ mặc áo ka ki có hai túi chéo, màu tím than,
vỏ áo trùm ra ngoài một nền bông trần ô vuông, phù hợp
với cuộc sống lao động thời chiến. Khi áo bẩn, chỉ việc tháo
vỏ ngoài ra giặt. Đàn ông thường đi dép bằng lốp ô tô [dép
cao su đen) vì tiện lợi và rẻ tiên.
Đàn ông nhiều tuổi vùng tạm chiếm mặc áo dài the, áo
sa tanh đen hay màu lam, áo gấm hoa hay chữ thọ v.v...;
quần trắng ống sớ; đầu đội khăn xếp, đi giày da láng hay
giày da đen, một số mặc Ãu phục. Đàn ông trung niên,
thanh niên mặc sơ mi, áo vét tông, thắt cà vạt, quần Âu
(thường là màu sáng), đi giày da hoặc xăng đan, cắt tóc
ngắn, rẽ ngôi cạnh, chải mượt, đội mũ cát, mũ lưỡi trai.
Thời gian này ở nông thôn miền Nam, ngoài quần áo bà
ba, nhiều người đã mặc sơ mi. Trong các thành phố bị tạm
chiếm, đặc biệt là Sài Gòn, hầu hết đàn ông đều mặc sơ mi,
vét-tông, quần Âu may bằng nhiều loại vải, nhiều màu sắc,
chân đi giày tây, xăng đan, săm-pô, dép nhựa các kiểu, đầu
đội mũ nhựa trắng, mũ phớt, mũ lưỡi trai... bằng da hay vải.
Mốt thời trang châu Âu tràn ngập miền Nam, được
thanh niên hưởng ứng nhanh chóng, áo sơ mi chiết ly các
loại, áo thun, áo phông trước ngực và sau lưng in hình
người, phong cảnh hay in các dòng chữ. Theo phong trào
ri34