Page 131 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 131
khi họ mặc áo the màu nâu hay màu xanh lam, cố áo cao,
đứng, vuông góc. Áo the may năm tà, khi cài cúc, vạt trước
đè lên vạt nhỏ bên trong tạo nên màu sẫm làm thành hai
mảng đậm nhạt khác nhau. Đi hội, họ buộc thắt lưng màu
ra ngoài áo the, bỏ bên cạnh sườn. Những người có chức
tước hoặc giàu có trong xã hội thường mặc áo dài may
bằng gấm (có hoa văn chữ thọ), vóc, đoạn, sa tanh, sa trơn.
Từ 1925 trở về sau, đàn ông thành thị miền Bắc vào
mùa nắng chỉ mặc một áo dài trắng, mùa rét mặc loại áo
dài bằng dạ khoác ngoài, theo kiểu phương Tây gọi là ba-
đơ-xuy (pardessus), quấn khăn phu-la (loulard) quanh cổ.
Những người có chức sắc ở nông thôn như chánh tổng, lý
trưởng... thường mặc áo the đen dài, khoác thêm áo vét-
tông (veston) ra ngoài. Đàn ông thường đi văn hài là loại
giày đế cao bằng giấy bổi cứng, mũi giày bằng vải nhung
hay bằng vóc màu đen hoặc màu lam, khum kín các ngón
chân và hai cạnh bàn chân, thêu hình rồng hoặc hình hoa lá
nhiều màu. Ngoài ra, còn có loại hài bằng da dê núi, bịt gót,
giày hạ (giày bằng da, có mũi che phần trên các ngón
chân), ủng (giày có cổ cao)... những thứ này chủ yếu là của
tầng lớp trên.
Đàn ông miền Nam mặc quần áo bà ba trắng. Người
nhiều tuổi cũng mặc áo dài trắng bên trong, áo dài đen bên
ngoài, cổ đứng, chân đi giày da láng (mũi giày bằng da sơn
đen bóng), giày guốc (đế bằng gỗ, mũi trên bằng da), giày
cóc (trông giống đầu con cóc) hoặc đi guốc gỗ một quai v.v...
Những người còn để tóc dài thường quấn khăn lượt
đen. Gọi là khăn lượt vì chất liệu là loại vải lượt (sau thay
bằng loại vải mềm khác như nhiễu, là màu tím tam giang),
1311