Page 125 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 125

Giày  dép  cũng  thay  đổi  nhanh  chóng.  Năm  1954  -
       1959,  phụ  nữ  giàu  sang  mới  có  điều  kiện  đi  giày  da  đế
       mỏng, mũi  nhọn, gót cao.  ít năm sau, người ta đi giày mũi
       vuông, gót vuông,  thấp.  Nếu  mặc áo  dài  thì  đi  guốc gỗ gót
       cao,  nhọn,  sơn  mài  hay  sơn  các  màu,  vẽ  hoa  lá.  Tiếp  đó
       xuất hiện  những đôi  giày rất cao, rất thô,  những đôi  guốc
       cao hơn lOcm.

           Đồ trang sức phố biến gồm vòng tay bằng nhựa  nhiều
       màu  đeo  ở cổ  tay hay  cổ  chân.  Nhẫn  phần  nhiều  đều  gắn
       mặt đá màu cỡ lớn. Hoa tai vòng to. Trang sức ở cổ là vòng
       đồng hoặc chuỗi hạt to.
           Kính  đeo  mắt gọng nhựa, mắt kính  càng ngày càng to
       với các hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông màu xanh, tím
       nhạt, hồng nâu v.v...

           Các mốt trang điểm phát triển theo mốt trang phục. Môi
       son, má hồng,  mắt kẻ  đậm,  mi  tô  màu xanh,  nâu  hoặc tím,
       lông mày nhổ, để lại một hàng chỉ rồi vẽ cho đậm. Móng tay,
       móng chân đánh hồng, đỏ, nâu, tím, xanh, nhũ bạc...
           Từ ngày thống nhất đất nước đến nay, trang phục của
       phụ nữ ba miền không còn sự khác biệt nhiều nữa. Phụ nữ
       đứng tuổi ở thành thị ngày thường mặc áo cánh, áo bà ba,
       áo sơ mi, hai vạt trước hay ở ngực thêu hoa thưa hoặc giua
       nổi một vài họa tiết. Gấu áo, cổ tay, miệng túi, đường viền
       cổ  hai  bên tà áo đều giua.  Có hình thức thêu hoa ở chung
       quanh  gấu  áo  hoặc  ở  bốn  góc tà  áo  trước và  sau,  vai  áo
       tròn (cắt liền vải), hoặc vai chéo (raglan). Ngày lễ, ngày tết
       họ mặc áo dài màu trang nhã.
           Nữ thanh niên có nhiều kiểu áo, áo bộ đò mặc ở nhà, áo
       chui, áo mở, áo sơ mi chiết ly, áo sơ mi  Hồng Kông, vai áo


                                                              125)
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130