Page 120 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 120
nếp ăn mặc truyền thống, ở vùng Pháp tạm chiếm cũng
không có gì thay đổi đặc biệt lắm trong tầng lớp phụ nữ lao
động, tiểu thương và một số phụ nữ tiểu tư sản.
Sau khi hoà bình được lập lại, ở miền Bắc, phụ nữ
thành thị, nông thôn đều tích cực tham gia hoạt động xã
hôi. Để phù hợp với cuộc sống mới, phụ nữ thành thị dần
dần thay đổi cách ăn mặc. Phụ nữ cao tuổi thường mặc áo
cánh ngắn hoặc áo bà ba, may sát eo, tà rộng, thân dài,
đường gấu cong hình vành lược, cửa tay rộng; cổ áo hình
quả tim hoặc cổ thìa, cổ vuông... may bằng các loại vải
mỏng như phin nõn, lụa, pô-pơ-lin... Cán bộ, nhân viên cơ
quan, xí nghiệp thường mặc áo sơ mi kiểu Hồng Kông, cổ
bẻ, tay thụng. Hầu hết nữ thanh niên mặc áo sơ mi chiết eo
hay kiểu Hồng Kông bó. Tay áo dài, cửa tay có măng sét to
hoặc nhỏ, tay lửng hay áo cộc tay, vai bồng. Các kiểu cổ áo:
hai ve, lá sen nằm, lá sen đứng, lá sen vuông, một ve nhọn
v.v... Áo may bằng nhiều loại vải và nhiều màu sắc, điểm
hoa hoặc kẻ ô, kẻ sọc. Quần màu đen được dùng phổ biến
trong mọi tầng lớp, thường may bằng lụa chéo, lụa trơn,
lụa hoa hay sa tanh, lanh, phíp v.v...
Mùa rét, phụ nữ thường mặc áo bông Tàu: cổ áo đứng
cao 5cm (như cổ áo dài) vai tra, cửa tay rộng. Áo thắt eo, tà
rộng, chần mỏng, cài khuy, khuy thường bằng vải tết hình
chiếc lá hay hình bướm cùng màu với vải áo. Kiểu áo bông
này mặc gọn và đẹp. Còn áo kép là loại áo may bằng hai lần
vải dày như nhung, hoặc sa tanh hoa hay trơn... cũng may
như hình thức áo bông Tàu nhưng ở giữa không có bông
(áo kép thường mặc vào mùa thu). Các cô gái mặc áo vét
Hồng Kông có ly hay may thẳng, bằng vải ka ki dày, cố hai
(120