Page 108 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 108

- 13 -: MỒNG 1 THÁNG 5 NĂM 1938



                    Những năm từ 1936 đến 1939, ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân bên Pháp dội sang
               Đông Dương thật mạnh mẽ. Người Pháp phân cực rõ ràng trong thái độ với thuộc địa. Một

               mặt, là những kẻ có tư tưởng thực dân, muốn ngu dân để tiện cai trị, bóc lột, triệt để bóp

               nghẹt dư luận. Nhưng tư tưởng “Bình đẳng - Tự do - Bác ái” của cuộc đại cách mạng tư sản
               vĩ đại lại dẫn dắt những người khác đến hành động nới lỏng quyền phát ngôn, tôn trọng dân

               bản xứ hơn. Cả hai phía “lập trường” đều có người trong bộ máy cầm quyền, sinh ra những

               mâu thuẫn trong cách “cầm” dân. Hoàn cảnh ấy nhá nhem, người muốn độc lập vừa được
               mạnh mồm lộng ngôn, lại cũng dễ “xộ” khám. Dù sao thì cũng “được thể”, Mặt trận Dân chủ

               Đông Dương ra đời, tập hợp những xu hướng có thể gọi là tương đối gần nhau, để rồi làm

               mưa làm gió ở Bắc Kỳ. Cái sự “tương đối” ấy thể hiện ở hai chữ Dân chủ, còn nghĩ về ý tứ
               độc lập thì vẫn khác nhau nhiều lắm. Dẫu sao thì “mảnh chăn chung” mặt trận thì ai ai cũng

               cần “đắp” trong cơ hội tự do này.


                    Mặt trận có vẻ “lơ lửng”, ít hậu thuẫn, vì chỉ có ba nhóm. Cộng sản tập hợp quanh tờ Tin

               tức  của  Đặng  Xuân  Khu,  Khuất  Duy  Tiến,  Trần  Huy  Liệu…  Nhóm  Ngày  nay  của  Nguyễn
               Tường Tam nhiều trí thức, tiểu tư sản, quan tâm đến việc cải thiện đời sống người lao động,

               như hô hào làm “nhà ánh sáng”. Và chi nhánh đảng Xã hội (Đệ nhị Quốc tê) Pháp tại Hà Nội,

               bí thư là Caput rồi Lemaire, người ta có Trần Văn Lai, Phan Thanh, Phan Tử Nghĩa… Bộ ba
               ấy  nhiều  điểm  mỗi  anh  nhìn  mỗi  phía,  nhưng  đều  cần  quần  chúng.  Mà  quần  chúng  thì

               những người Cộng sản nắm, tuy chính đảng đang là bất hợp pháp. Cái cả ba đều muốn là đi
               với nhau, thế ỷ dốc sẽ làm thực dân kiềng, bẻ cả bó đũa vẫn khó hơn từng chiếc. Thanh thế

               của Mặt trận rất lớn, cho thấy sự lựa chọn của cái nhóm trong đó, vào thời điểm này, là phù

               hợp.


                    Vấn đề đặt ra là: Tổ chức quần chúng có công khai không? Thực tê lúc ấy cũng trả lời là

               nó vừa công khai vừa bí mật. Vì, theo nguyên tắc, tổ chức quần chúng phải là công khai,
               nhưng đảng lãnh đạo nó lại nằm trong bí mật. Cho đến giữa năm 1939, trong cuộc liên minh

               với các nhà báo, trừ hai tờ La Patrie annamite và Nước Nam của bọn bảo hoàng, từ mấy tờ

               báo hàng ngày đến hết thảy các báo hàng tuần, đều ký tuyên ngôn chống việc thi hành hiệp
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113