Page 105 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 105
Bách đi, rồi Hồng hết hạn cũng về Sài Gòn, lại mở nhà hộ sinh Hồng Phúc. Năm 1935,
cầm tờ Tiếng vang ra ở Hà Nội, đọc bài đánh Tự Lực Văn Đoàn, trái tim Bách lại trồi đập dữ
dội. Hồng “lăn” vào các hoạt động thời Bình dân , đi suốt ngày, giấy tờ thư từ, trong đó có cả
của Liệu đến chả đọc bao giờ, phó cả cho Bách. Ban đầu, cô tưởng Hồng cũng yêu Liệu.
Nhưng rồi tìm cách “thanh kiểm tra”, thấy trong tim Hồng chả chỗ nào có chỗ cho “thần
tượng” của mình, Bách nối lại cuộc “đùa dai” bắt đầu từ trên đảo.
Hồng lấy chồng. Chả còn lý do gì để “náu mình”, Bách “ra công khai” bằng lá thư kể tình
đầu, mong Liệu tha lỗi. Cái phải đến đã đến. Trong thư trả lời, Liệu nhận ngay Bách là
“người vợ yêu quý của anh”. Họ đã gặp nhau trong tình trạng “tình trong như đã mặt ngoài
còn chưa tỏ” thế nào? Dường như đã có một giai thoại. Rằng, vì Liệu không được phép vào
Nam Kỳ nữa, hai người hẹn giáp mặt ở Huế, với “ký tín ám hiệu” anh cầm quyển sách, em
mặc áo dài màu vàng. Cầu Trường Tiền hôm đó chứng kiến đôi nam nữ, người thật sang
trọng, kẻ rõ tiều tụy, lượn đi lượn lại mãi rồi mới bắt nhời nhau.
Những ngỡ ngàng, e ấp qua đi, còn lại là sóng tình dữ dội. Chắc chắn Liệu được hưởng
ở Bách những cảm giác mà Tý không thể đem lại. Trẻ trung, thanh sắc hơn, đã đành. Nhưng
cái tuyệt diệu là những câu chuyện. Đồng điệu, lời mới ra đã hiểu bao nhiêu ý nhị, khác hẳn
“chính thất” chân phương nói thế nào biết thế nấy. Hai bên đều có những mối quan hệ, sự
yêu ghét chung, đều lui tới tòa soạn này, hội thơ nọ. Bách chả lạ gì cái gia đình nhỏ, nheo
nhóc của Tý, cũng thuộc rành rành cái trụ sở khét tiếng của báo Tin túc , nơi có những con
người mà thực dân chả ưa gì như Đặng Xuân Khu, Trần Đình Long, Khuất Duy Tiến. Người
con gái trẻ có ngán ngại gì đòn ngầm chính quyền có thể dành cho mình không? Chắc là có.
Nhưng đã yêu thì kể gì. Được nghe cái giọng truyền cảm, vang, từng thuyết phục cả biển
người thủ thỉ cho mình mình nghe, há chẳng quản những nguy hiểm rình rập. Vì chả muốn
“ngứa mắt” Tý, tuy đã “chị chị em em” xin nhận làm hai, đôi người yêu nhau thỉnh thoảng lại
hẹn hò ở những nơi xa xôi. Tự do giữa biển trời, chỉ có hai trái tim đồng điệu, không cần giữ
ý giữ tứ khi muốn bày tỏ, chả phải là hơn à.
Sau những bỡ ngỡ, e dè, sự đụng chạm ban đầu, là những khám phá về tính cách đích
thực của nhau. Bách nhận thấy Liệu rất tiết kiệm, không chịu xài hoang phí bao giờ. Chấp