Page 103 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 103
tức Thu Tâm nữ sĩ đi với ông một chặng đường khoảng mươi năm là một gánh tình chẳng
dễ quên, tuy chẳng được bà Tý và đoàn thể công nhận nào…
Sau năm 1975, ông Phan Huy Lê, người trong giới sử, vào Đà Lạt, thì bà đến, tự giới
thiệu là người thân Trần Huy Liệu. Ông Lê thuật lại cùng đi có người đàn ông. Bà Bách chỉ
vào, bảo là chồng, sau đó rất tự chủ: “Sau này tôi có gặp một vài người nữa, nhưng không có
ai nặng tình như với ông Liệu. Ấn tượng của Phan Huy Lê về bà Bách là rất sắc sảo thành
thực, có khả năng biểu đạt cao.
Sau giải phóng miền Nam ít lâu, bà Bách “lội” ra Hà Nội, mục đích duy nhất là để thăm
mộ Trần Huy Liệu. Bà ở 16 Phan Huy Chú, ngủ trên chiếc giường ông Liệu nằm, cùng với bà
Tý. Khoảng năm 1996, người viết gặp được bà ở Sài Gòn vài ba lần, lúc tới thăm bà trong cái
“ấp” ở Củ Chi thì đọc, ngay trong đêm, hồi ký “Những ngày xa xưa ấy” mới in bên Mỹ. Tâm
trạng của bà đêm ấy là “cái này in trong nước thì có sao không?”.
Rồi bẵng đi. Bặt tăm luôn.
Phạm Thị Bách tức Thu Tâm, như trong hồi ký kể trên, ra Côn Đảo năm 1930, lúc 18
tuổi. Giờ đây, bà ở đâu, còn hay mất chả biết, nhưng người viết cứ xin phép đoán bà đẻ năm
1912 theo cách tính của người Tây. Bà quê Hải Dương, dòng dõi văn thân, bà nội là chị ruột
ông Tán Thuật theo Cần Vương đánh Pháp. Ông bố là giáo thụ, mẹ làm ruộng, dệt vải ưu tiên
con gái út cho học quốc ngữ. Có người bạn gái lớn tuổi là chị Giáo Nhất, Bách quen biết
“luôn” Nguyễn Thái Học cùng đám đồng chí Quốc dân đảng của ông, cả “chị” Giang, người
yêu Học.
Sự giao du này hẳn đã gieo vào Bách sự cảm mến với những người yêu nước chống
Pháp nói chung, những người Quốc dân đảng nói riêng. Mà Trần Huy Liệu, cuối những năm
hai mươi thế kỷ trước, là bí thư kỳ bộ Nam Kỳ của Quốc dân đảng, đang làm loạn Nam Kỳ
bằng những bài báo ký Nam Đẩu, Côi Vị trên các tờ Đông Pháp thời báo , Nông Cổ mín đàm ,
Ngòi bút sắt , Rạng đông …, các vận động để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu…