Page 109 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 109
ước 1884, Mặt trận Dân chủ lại được mở rộng hơn trước. Nhưng rồi, cuộc Đại chiên thứ II
bùng nổ, Mặt trận Dân chủ cũng hạ màn. Có thể nói là từ năm 1936 đến năm 1939, Mặt trận
vẫn đương coi là thời kỳ hình thành. Lúc mới đầu, trong đám chính trị phạm ở nhà tù ra,
vẫn có anh em không thông với chính sách mặt trận. Có người bảo những người hoạt động
hợp pháp như thế là làm chính trị, chớ không phải là làm cách mạng, vì làm cách mạng đánh
đổ “chính phủ” thì phải bí mật mới được. Bây giờ cũng có anh em nhận định Mặt trận Dân
chủ bấy giờ không phải là Mặt trận Dân tộc thống nhất, vì nó không chống đế quốc, còn ủng
hộ chính phủ Mặt trận Bình dân và thành phần của chi nhánh Xã hội Đệ nhị quốc tế còn có
cả người Việt lẫn người Pháp. Thực ra, thì Mặt trận Dân chủ về tổ chức, đương trong thời kỳ
hình thành, về mục đích yêu cầu, nó chủ trương chống phản động thuộc địa, đòi tự do dân
chủ. Không thể nói là phản động thuộc địa không có “bà con” gì với đế quốc chủ nghĩa. Có
chăng, nó là những khẩu hiệu thấp nằm trong chương trình tối thiểu của luận cương cách
mạng tư sản dân chủ.
Những đánh giá trên trong cuốn “Hồi ký Trần Huy Liệu” ra năm 1991, đặt ra những câu
hỏi về cái nhìn của ông về chính sách mặt trận. Cho giai đoạn 1936 - 1939 mới chỉ là “thời
kỳ hình thành” của Mặt trận Dân tộc thống nhất sau này, phải chăng ông có ý tiếc cho một
liên minh giàu khả năng bị đứt đoạn vì chiến tranh thế giới? Cho chủ trương chống phản
động thuộc địa, đòi tự do dân chủ lúc bấy giờ chỉ là những “khẩu hiệu thấp” so với lý tưởng
của cách mạng tư sản dân chủ, phải chăng ông chưa thỏa mãn với hiện tình dân chủ?
Cách mạng cần mặt trận như một chính sách để đạt đến một độc tôn tuyệt đối hay lấy
đó để mưu cầu hạnh phúc cho cả khối thống nhất, nghĩa là con người vừa đủ ăn đủ mặc, vừa
được lựa chọn tư tưởng của mình, hành động trong khuôn khổ pháp luật?
Đấu tranh với thực dân và bộ máy cai trị bằng nhiều hình thức, Mặt trận Dân chủ
không quên xông cả vào nghị trường. Ở miền Trung, đại biểu Phan Thanh, người của đảng
Xã hội trúng vào viện Dân biểu. Ngoài Bắc, ông cộng sản Khuất Duy Tiến đoạt phiếu rất cao
rồi bị chính quyền gạt đi với “mánh” rằng lý trưởng địa phương đã chứng nhận phi pháp
cho Tiến. Kể thì rộn rịp, sôi nôi vô cùng, các hoạt động của một thời “chưa bao giờ được tự