Page 113 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 113

quyết định của họ vậy? Có phải sức ép đã được tạo ra từ rất lâu mà anh không cho ta biết?”.

               “Chẳng nhẽ người cách mạng lấy đạo đức thay cho ái tình ư? Nhưng lại đã có những ông ấy
               ông nọ cũng vợ nọ con kia đấy thôi sao?”. “Chắc chắn là Tý, và có lẽ cả bà Đặng Xuân Khu

               không ưa gì sự có mặt của mình, đã tác động lên các ông. Tại sao ta không thể yêu ai khác?

               Ta còn trẻ, có đầu óc, những đàn ông vẫn chạy theo ta kia mà…”


                    Đó hẳn là những câu hỏi ám ảnh người đàn bà bị bỏ rơi. Rồi Bách cũng lấy chồng, có

               những người con, sống chả phải chật vật nhưng vết thương lòng còn đó. Nhiều năm sau, bà
               lão gầy gò và còn rất sắc sảo giải thích “lý do lớn nhất”:

                    Tai hại hơn hết là một câu chuyện tâm tình giữa đôi vợ chồng trẻ vì vô tình đã lọt vào
               tai các đồng chí. Nằm trên mui thuyền trong một đêm trăng sáng tại cửa biển Thuận An, khi

               tôi và anh Liệu nằm nghỉ trong khoang thuyền, giữa hôm ấy tôi nói với anh Liệu một câu thế

               này:
                     “Theo chỗ em biết anh là một nhà văn chân chính và quả thật là có thiên tài, em xét đoán

               rất công bằng chứ không hề có ý gì thiên vị. Anh còn khá hơn Nguyễn Tường Tam rất nhiều.
               Vậy sao anh không theo nghiệp văn mà lại ưa thích chính trị nhỉ?”

                     Anh Liệu trả lời không ngần ngại: “Anh chỉ thích viết lối văn tranh đấu mà thôi chớ còn

               viết văn tiểu thuyết thì không bao giờ anh muốn viết”. Tôi nói: “Ai bảo anh viết tiểu thuyết!
               Anh có thể chỉ viết   những bài ích lợi và thiết thực cho dân chúng, cho quốc gia thì mai sau

               anh vẫn có thể có một chỗ ngồi xứng đáng trên văn đàn, hà tất cứ phải tham gia chính trị?”


                     Anh Liệu hỏi lại: “Em không thích anh làm chính trị phải không?   ”

                     Tôi trả lời một cách nghiêm túc: “Không phải thế nhưng em tiên liệu rằng môi trường

               chính trị không hợp với anh, bởi anh bản chất nhiều tình cảm, người anh còn chịu ảnh hưởng
               Nho giáo rất nhiều, không thể hợp với chủ nghĩa Mác-xít”.



                     Anh Liệu cầm tay tôi: “Nói nhỏ chứ kẻo người ta nghe được!”
                     Câu chuyện chấm dứt tại đây, và sớm mai khi đò trở về đến bến sông Hương, các bạn từ

               giã chúng tôi một cách rất tự nhiên không có ý gì khác. Nhưng mãi nhiều ngày sau anh Liệu

               nói cho tôi hay   những cách trang điểm lộng lẫy quá và câu chuyện tôi nói với anh hôm ở Cửa
               Thuận đã lọt vào tai đồng chí Đặng Xuân Khu và chắc chắn anh Liệu sẽ bị kiểm điểm”.
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118